| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị lấy phiếu hai lần một nhiệm kì

Thứ Sáu 21/11/2014 , 08:50 (GMT+7)

Ngày 20/11, QH thảo luận tại hội trường sửa đổi Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm. Hầu hết các ĐB đề nghị phiếu tín nhiệm chỉ cần hai mức và cần quy định thời gian lấy phiếu tín nhiệm hai lần một nhiệm kì…/ Kết quả lấy phiếu tín nhiệm

Lấy phiếu hai lần một nhiệm kì

Phát biểu đóng góp ý kiến xây dựng Nghị quyết 35 của QH, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng cần phải có đánh giá bổ sung thêm về hiệu quả của việc lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua cho thấy có bước chuyển ngược dòng của các thành viên trong Chính phủ so với lần lấy phiếu tín nhiệm trước chỉ cách hơn một năm.

Từ thực tiễn đó, ĐB Chu Sơn Hà cho rằng thời gian hai năm là đủ để các bộ trưởng, trưởng ngành có thể tạo chuyển biến tích cực. Ông đề nghị nên quy định lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kì: Lần thứ nhất ở năm thứ hai của nhiệm kì vì thời gian đó các Bộ trưởng đã nắm bắt tình hình nhiệm vụ do Quốc hội giao và lần lấy phiếu thứ hai sẽ vào cuối năm thứ tư của nhiệm kì. Lúc này cũng là thời điểm chuẩn bị cho Đại hội Đảng và căn cứ vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm cấp ủy cơ sở sẽ đánh giá được năng lực, trình độ, đạo đức của cán bộ.


ĐB Chu Sơn Hà

ĐB Đồng Hữu Mạo (TT-Huế): "Cần làm rõ việc miễn nhiệm và bãi nhiệm. Hai nội dung này nội hàm khác nhau. Nghị quyết phải chỉ rõ trường hợp nào thì miễn nhiệm, trường hợp nào thì bãi nhiệm".

Đồng quan điểm, ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là công cụ giám sát hữu hiệu của QH, tuy nhiên để hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có hiệu quả thì điểm mấu chốt là thời hạn lấy phiếu tín nhiệm và thái độ ứng xử của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Và thời hạn lấy phiếu tín nhiệm phải đảm bảo tính liên tục để xem xét thái độ ứng xử của người được lấy phiếu tín nhiệm. Do đó, ông Tường cũng đề nghị quy định lấy phiếu tín nhiệm hai lần, vào năm thứ 2 và năm thứ 4 của nhiệm kì. Các ĐB Trịnh Thế Khiết và Bùi Thị An (Hà Nội), Lê Thị Nga (Thái Nguyên) và Võ Thị Dung (TP.HCM) cũng cùng quan điểm trên.

Hai mức tín nhiệm

Tiếp tục tham luận về các mức đánh giá trên lá phiếu, ĐB Lê Thị Nga cho rằng, việc đưa ra 3 mức đánh giá: Tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là không phù hợp thậm chí còn hạn chế đánh giá của các ĐB trong trường hợp “không tín nhiệm”. Theo bà Nga, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm phải thể hiện được câu hỏi: Có tín nhiệm hay không? Tuy nhiên, nếu ĐB ghi “không tín nhiệm” vào lá phiếu thì sẽ trở thành phiếu không hợp lệ.

Hơn nữa, theo Luật Cán bộ công chức, có 4 mức đánh giá cán bộ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

17-37-50_nh-1_4402
ĐB Phạm Trường Dân

Như vậy, trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm ở cơ quan được đánh giá là “không hoàn thành nhiệm vụ” nhưng khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm lại không có mức “không tín nhiệm” thì rất bất hợp lý. ĐB Nga đề nghị nên sửa lại quy định về mức lấy phiếu tín nhiệm, chỉ để hai mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm.

Các ĐB khác như Võ Thị Dung, Bùi Thị An, Trịnh Thế Khiết đều cho rằng 3 mức quy định cho lá phiếu là không rõ ràng và thống nhất chỉ nên sử dụng hai mức: Tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất