| Hotline: 0983.970.780

Để nhãn không ra lộc đông

Thứ Sáu 22/10/2010 , 09:59 (GMT+7)

Để nhãn không phát lộc đông thì tháng 8 sau khi thu hoạch nhãn chính vụ, trung và hạ tuần tháng 9 thu hoạch xong nhãn muộn bà con cần tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật.

Nếu nhãn ra lộc đông tự do trong tháng 12, tháng 1, năm sau chắc chắn sẽ không ra hoa, đậu quả. Để nhãn không phát lộc đông thì tháng 8 sau khi thu hoạch nhãn chính vụ, trung và hạ tuần tháng 9 thu hoạch xong nhãn muộn bà con cần tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật.

1. Tỉa cành, tạo tán kịp thời:

Khi thu hoạch quả xong cần tỉa bỏ các cành khô, cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh, cành nằm trong tán, giúp cho tán cây được thông thoáng, giảm bớt nguồn lây lan của sâu bệnh hại và hạn chế gió bão làm gãy cành, đổ cây. Đồng thời cắt phần ngọn đầu tán lá phần cuống chùm quả còn sót lại để cho tán tròn đều, tạo điều kiện cho lộc thu được phát đều cùng lúc.

2. Tưới nước, bón phân sớm:

Ngay sau khi thu hoạch xong quả, cần phải bón phân ngay. Để nâng cao hiệu quả của phân, nếu đất khô, cần chủ động tưới nước ẩm cho nhãn. Tiến hành bón phân (loại có hàm lượng đạm cao, bổ sung thêm phân chuồng và phân xanh) để phục hồi và phát triển bộ rễ, lá. Nhãn chính vụ bón 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 30 ngày. Nhãn muộn chỉ cần bón 1 lần mạnh ngay sau khi thu xong quả.

Lượng bón trung bình cho 1 cây nhãn: 0,2-1kg urê + 1-5kg supe + 0,1-0,5kg kaliclorua + 30-50kg phân chuồng. Tốt nhất bón phân khoáng dưới dạng phân hỗn hợp NPK đảm bảo chất lượng của các NMSX lớn có uy tín như: Bình Điền, Lâm Thao, Văn Điển, Hữu Nghị…

Phân hỗn hợp NPK ngoài thành phần đạm, lân, kali đảm bảo chất lượng còn có các nguyên tố trung, vi lượng rất cần thiết cho cây ăn quả, trong phân hỗn hợp có chất phụ gia làm viên phân chậm tan nên hiệu quả sử dụng cao, thời gian cung cấp dinh dưỡng cho cây kéo dài hơn bón phân đơn. Liều lượng dùng 2,0-6kg NPK (13:13:13) hay 1-5kg NPK (16:16:8) bón cho 1 cây/năm.

Cách bón: Đào 4-6 rạch cách đều nhau, mỗi rạch dài 0,6-1m, rộng 20-30cm, sâu 20-25cm ở vị trí dưới hình chiếu của tán cây, đây là nơi có bộ rễ hoạt động mạnh nhất. Sau đó rải phân hoá học xuống dưới, cho phân chuồng hoặc phân xanh lên trên rồi lấp đất kín, lấp sâu 10-15cm. Chú ý chiều rộng của rạch chứa phân hướng về phía gốc để hạn chế tổn thương cho bộ rễ cây khi bón phân.

Khoanh vỏ là một biện pháp kỹ thuật người dân thường sử dụng để hạn chế cây nhãn ra lộc đông. Kinh nghiệm của ông Nguyễn Văn Thừa, một nhà vườn thôn Trung Thành, xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang) cho biết: Giống nhãn chính vụ khoanh vỏ sớm vào 20-25/10. Nhãn muộn khoanh vỏ 5-10/11. Nhãn trên 10 năm tuổi xanh tốt biểu hiện thừa đạm có nguy cơ phát lộc đông: Giống chính vụ khoanh vỏ 5-10/11, giống chín muộn khoanh vỏ 20-30/11.

Kỹ thuật khoanh vỏ cũng tùy thuộc vào tuổi cây, mức độ sinh trưởng thừa nhiều đạm hay ít biểu hiện bộ lá xanh đậm hay vừa. Trên thân hoặc cành cấp 1 có thể khoanh 1-3 vòng khép kín. Mỗi vòng chiều rộng 2-3mm, sâu vừa đến phần gỗ. Chú ý mỗi cây để 1 cành cấp 1 thấp nhất nối liền với phần thân chính không khoanh vỏ tới gốc để cây hạn chế bị sốc do mất nguồn cung cấp khí cacbonic và chất hữu cơ từ lá về thân đột ngột.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất