| Hotline: 0983.970.780

Để phát triển cây cao su bền vững

Thứ Hai 28/03/2011 , 09:40 (GMT+7)

Giá cao su đang lên tới đỉnh điểm dẫn đến tình trạng ồ ạt trồng cao su. Từ đó có thể thấy nhiều dấu hiệu của việc phát triển thiếu bền vững.

Giá mủ cao su đang ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây khiến không ít nông dân ra sức “bóc lột” cây cao su triệt để. Cao su được giá cũng đã đẩy diện tích cao su mở rộng một cách chóng mặt ở Bình Phước và nhiều địa phương trong cả nước.

Chính vì thế, việc chọn cây giống trôi nổi, chăm sóc, bón phân không hợp lý, thậm chí dùng phải phân bón giả, kém chất lượng hay phun xịt những loại thuốc kích thích trôi nổi đang là những cảnh báo nhãn tiền về sự phát triển thiếu bền vững trên cây cao su.

Trước thực trạng trên, ngày 25/3 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia đã tổ chức diễn đàn phát triển cao su bền vững tại Bình Phước – nơi có diện tích cao su lên tới 160.000 ha và dự kiến sẽ tăng lên 200.000 ha vào năm 2015. Ông Bùi Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước khẳng định: Cao su là cây chủ lực của tỉnh Bình Phước do phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu. Hiện nay giá cao su đang lên tới đỉnh điểm dẫn đến tình trạng nhà nhà trồng cao su, người người trồng cao su. Tình trạng ồ ạt trồng cao su đang cho thấy có nhiều dấu hiệu của việc phát triển thiếu bền vững.

Tiến sỹ Trần Thị Thuý Hoa, TTK Hiệp hội Cao su cho biết, năm 2010 giá trị cao su thiên nhiên XK của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với kim ngạch 2,388 tỷ USD. Như vậy, cao su trở thành nông sản XK thứ 2 sau gạo và đứng thứ 4 trên thế giới. Hiện diện tích cao su đã lên tới 740.000 ha (tăng 62.300 ha so với năm 2009) và được quy hoạch phát triển đến 800.000 ha vào năm 2015. Trong những năm gần đây, diện tích cao su tiểu điền liên tục tăng cao chiếm khoảng 50,7% tổng diện tích.

Do nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới gia tăng, đẩy giá mủ lên cao, thời gian qua nhiều DN đã đầu tư qua Lào, Campuchia để trồng cao su. Từ năm 2005-2010 các doanh nghiệp đã trồng được khoảng 54.740ha tại Lào và 28.350ha tại Campuchia (phần lớn diện tích là của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam).

Theo bà Hoa, tuy đã đạt được nhiều thành tựu lớn, nhưng ngành cao su Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh, phát triển chưa bền vững và tính cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Do đó, ngành chức năng cần quy hoạch vùng trồng cao su hợp lý và mạng lưới sơ chế cao su ở địa phương để đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy; đồng thời sản xuất chủng loại cao su nguyên liệu theo nhu cầu thị trường, qua đó hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên sơ chế. Chủ động, tăng cường XK chính ngạch và đa dạng hoá thị trường nhằm đối phó với tình trạng còn bị lệ thuộc vào chính sách mậu biên hiện nay của Trung Quốc.

Thạc sỹ Phan Thành Dũng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su VN bày tỏ mối lo ngại: Hiện nay một số giống cao su không còn được khuyến cáo trồng đại trà như RRIV 4, PB 235, VM 515… nhưng nhiều người dân trồng mới vẫn tiếp tục sử dụng. Nhiều công ty đầu tư trồng hàng trăm ha nhưng không tự sản xuất được cây giống, trong khi thị trường giống hiện nay đang khó kiểm soát được chất lượng. Đối với vườn cao su cho thu hoạch, cây được xem là “đủ chuẩn” để cạo mủ phải có vòng cây 50cm trở lên (tính từ 1m từ gốc trở lên). Việc cạo mủ khi cây còn nhỏ sẽ không tốt cho tuổi thọ của cây cũng như sản lượng mủ bởi thời gian cạo trung bình ở cây cao su lên tới 20 năm. Việc cạo mủ cũng nên áp dụng 1 ngày cạo 2 ngày nghỉ để dưỡng sức cho cây bởi nếu bị cạo nhiều quá sẽ khiến cây bị khô miệng cạo.

Ông Phan Văn Đon, PGĐ Sở NN-PTNT Bình Phước cho biết việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh thời gian qua là rất nhanh. Theo quy hoạch đến năm 2015 là 150.000 ha thì nay đã lên tới 160.000 ha cao su rồi. Như vậy, đến 2015 thì diện tích cao su có thể lên tới 200.000 ha do chuyển đổi diện tích rừng nghèo kiệt sang. Khuyến cáo khu vực không đủ điều kiện thì không nên phát triển cao su. Hiện nay điều rất khó khăn là cây giống. Vấn đề giống rất nan giải, những cơ sở lớn đã đăng ký thì sản xuất không đáp ứng đủ. Do đó, để chọn được giống tốt người dân cần chọn mua ở những cơ sở lớn, đáng tin cậy, có đăng ký với cơ quan chức năng. Có một thực tế là việc chọn giống trồng cao su còn theo…phong trào. Người dân thấy ai trồng giống gì thì trồng theo mà không cần biết nó thế nào là rất nguy hiểm.

Thạc sỹ Phan Thành Dũng khuyến cáo, để khai thác cao su bền vững, ngoài việc đưa cây đủ tiêu chuẩn vào cạo cần chăm sóc bón phân hợp lý cho cây. Thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc kích thích không rõ nguồn gốc, nếu dùng không đúng sẽ cho tác dụng ngược. Về phân bón, cao su có quy trình chăm bón cụ thể. Khi giá cao su tăng cao, nhiều loại phân bón ăn theo, thậm chí có loại chưa được khảo nghiệm kỹ cũng được tung ra thị trường nên người dân cần cẩn thận.

Ông Đỗ Văn Hùng, TGĐ Cty CP Phân bón Việt Mỹ (DN có nhiều sản phẩm phân bón dành cho cây cao su) thừa nhận rằng: Thị trường vật tư nông nghiệp nói chung và thị trường phân bón nói riêng trong thời gian gần đây chưa thật sự làm hài lòng người tiêu dùng, làm tổn hại cho nhà nông và nền kinh tế. Do đó, thị trường phân bón hiện rất cần sự can thiệp “mạnh tay” của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước để kịp thời ngăn chặn những hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực phân bón.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm