| Hotline: 0983.970.780

Để rau quả thuận lợi vào EU

Thứ Hai 28/05/2012 , 10:14 (GMT+7)

Làm sao để khắc phục tình trạng rau quả xuất khẩu bị cảnh báo ở các thị trường nước ngoài? NNVN đã trao đổi với TS Võ Mai, PCT Hội làm vườn Việt Nam quanh vấn đề này.

TS Võ Mai
Như báo NNVN đã đưa tin, từ ngày 15/5/2012, Cục BVTV đã thông báo dừng làm thủ tục kiểm dịch 5 mặt hàng rau quả xuất khẩu sang EU. Làm sao để khắc phục tình trạng rau quả xuất khẩu bị cảnh báo ở các thị trường nước ngoài? NNVN đã trao đổi với TS Võ Mai, PCT Hội làm vườn Việt Nam quanh vấn đề này.

>> Tạm ngưng kiểm dịch 5 mặt hàng rau quả đi EU

Thưa bà, Cục BVTV vừa công bố việc dừng thủ tục kiểm dịch 5 mặt hàng rau, quả xuất khẩu sang EU. Điều này có ảnh hưởng gì tới xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU nói riêng và xuất khẩu rau quả nói chung?

5 mặt hàng rau quả đó có số lượng xuất khẩu rất nhỏ, kim ngạch xuất khẩu cũng không đáng kể. Vì thế, việc tạm ngừng xuất khẩu 5 mặt hàng này sẽ không ảnh hưởng gì mấy tới kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Ngược lại, với việc tạm ngưng xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả này, chúng ta có thể sẽ tránh được nguy cơ lớn hơn nhiều là bị EU cấm cửa đối với những mặt hàng rau quả khác có số lượng và giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều như bưởi, thanh long… Vì nếu tiếp tục xuất khẩu 5 mặt hàng rau quả này mà bị EU phát hiện thêm một số lô hàng có dịch hại, họ có thể cấm nhập khẩu toàn bộ rau quả Việt Nam. Khi ấy, thiệt hại sẽ rất lớn, bởi EU là thị trường truyền thống của rau quả nước ta, giá trị xuất khẩu rau quả hàng năm sang thị trường này là không nhỏ.

Tạm ngưng xuất khẩu chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, để tránh cho rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU nói riêng và trên thế giới nói chung không bị cảnh báo về dịch hại cũng như dư lượng thuốc BVTV, chúng ta nên khắc phục ra sao?

Theo tôi, chỉ có con đường đẩy mạnh sản xuất rau quả theo hướng VietGAP. Sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp rau quả an toàn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, mà còn giảm được rất mạnh sâu bệnh trên rau quả. Đồng thời, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cũng buộc phải đầu tư công nghệ xử lý rau quả sau thu hoạch. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả chỉ thực hiện việc rửa rau quả theo lối thông thường. Cách rửa này không thể loại bỏ được hoàn toàn sâu bệnh, vi khuẩn… ra khỏi rau quả. Nói chung, đã xuất khẩu rau quả, thì bắt buộc phải là sản phẩm không dư lượng thuốc BVTV, không còn sâu bệnh.

Bên cạnh đó, việc hình thành các vùng trồng rau quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu, có mã số cho từng vùng trồng cụ thể… sẽ giúp cho khi có một lô hàng rau quả nào đó bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài, cơ quan chức năng dễ dàng truy nguyên tận gốc nơi sản xuất để có hình thức xử phạt người làm sai mà không làm vạ lây cho người trồng sản phẩm đó trên cả nước. Hiện nay, do chưa có mã số riêng cho từng vùng sản xuất nên mỗi khi có lô hàng rau quả nào đó bị EU cảnh báo, chúng ta không thể biết được lô hàng đó có nguồn gốc từ đâu. Thành ra, khi buộc phải ra quyết định tạm ngưng xuất khẩu một mặt hàng nào đó do đã bị cảnh báo nhiều lần, thì tất cả những người đang cùng sản xuất ra mặt hàng đó đều phải chịu thiệt thòi.

Nhưng hiện nay, đa số nông dân còn e ngại với VietGAP, vì thực tế có những nông dân, HTX sản xuất theo hướng VietGAP lâm tình trạnh sản phẩm không thể bán với giá cao hơn sản phẩm thường.

Nếu ai nghĩ rằng sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP là nhằm bán sản phẩm với giá cao hơn sản phẩm cùng loại sản xuất theo lối thông thường, là đã hiểu sai về VietGAP. VietGAP không có mục đích giúp nông dân bán sản phẩm giá cao hơn mà sẽ giúp nông dân làm ra được sản phẩm an toàn mà lại tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, với rau quả nói chung, nếu làm theo hướng VietGAP, sẽ tiết kiệm được 5-7 lần phun thuốc BVTV. Riêng với cây nho, có thể giảm tới 10 lần phun thuốc BVTV.

Còn về việc nông dân làm ra sản phẩm VietGAP mà không biết bán ở đâu, thì thực tế đúng là như vậy. Hiện nay chúng ta chưa có chỗ để nông dân tiêu thụ nông sản VietGAP, chưa có nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm VietGAP với sản phẩm thường. Bộ NN-PTNT cần phải ban hành nhãn hiệu VietGAP để dán vào các sản phẩm đạt tiêu chí này. Đồng thời cần phải hình thành chuỗi cung ứng rau quả sản xuất theo hướng VietGAP. 

Phải sớm tạo ra được tập quán sản xuất rau quả an toàn theo VietGAP cho nông dân. Chính các địa phương, HTX phải bỏ tiền ra để được chứng nhận VietGAP, chứ không phải trông chờ vào nguồn kinh phí từ các dự án như lâu nay.

Xin cám ơn bà!

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm