| Hotline: 0983.970.780

Để tránh ngộ độc thuốc đáng tiếc!

Thứ Sáu 28/09/2012 , 10:11 (GMT+7)

Chuyện trẻ em bị ngộ độc thuốc hiện vẫn xảy ra ở một vài nơi, không chỉ ở vùng nông thôn ít hiểu biết, mà ngay cả các thành phố lớn.

Cấp cứu ngộ độc thuốc tại BV Nhi đồng 1

Chuyện trẻ em bị ngộ độc thuốc hiện vẫn xảy ra ở một vài nơi, không chỉ ở vùng nông thôn ít hiểu biết, mà ngay cả các thành phố lớn. 

Gần đây nhất là tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa cấp cứu 2 ca. Một bệnh nhi 11 tuổi, ngụ tại Q.3, TP. HCM bị sốc phản vệ do dị ứng thuốc Cefadroxil; và một nhũ nhi gái 6,5 tháng tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, ngộ độc thuốc Clozapyl (Clozapine) và Intasprol (Sodium valproate) 500mg dành cho người mắc bệnh tâm thần.

Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, phó trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhi đồng 1 thì Sodium valproate là thuốc chống động kinh, hướng tâm thần, liều thông thường ở trẻ em là 20-30mg/kg/ngày, dùng quá liều lên trên 60mg/kg/ngày, gây ra triệu chứng buồn nôn, nôn, khó thở, lơ mơ, run, nhức đầu, co giật nhãn cầu, tụt huyết áp, suy tuần hoàn dẫn đấn tử vong.

Còn Clozapine là thuốc kháng tâm thần mạnh, thường chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh tâm thần phân liệt, chống chỉ định dùng cho trẻ em. Khi dùng quá liều Clozapine có thể gây hôn mê, cứng đờ người, nhịp tim nhanh... 

Tương tự tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng tiếp nhận ca bệnh nhi 40 tháng tuổi bị ngộ độc thuốc Carbamazepine (thuốc tâm thần của ông nội); và một ca bé trai 33 tháng tuổi, ngụ ở Lâm Đồng bị ngộ độc thuốc động kinh Barbiturate (của mẹ).

Bác sĩ Lê Thị Thùy Linh, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết: Carbamazepine là thuốc an thần được chuyển hóa ở gan sau khi uống tạo thành Carbamazepine 10,11 epoxid có thể gây độc trên hệ thần kinh. Khi dùng quá liều có biểu hiện buồn nôn, nôn, ngủ gà, rối loạn thần kinh cơ, rối loạn tim mạch…

Trong khi đó, Barbiturate cũng là một loại thuốc an thần có tác dụng chậm sau 3 - 6 giờ uống. Với liều trên 30 - 40 mg/kg, có thể xuất hiện các biểu hiện ngộ độc hay quá liều như buồn ngủ, lừ đừ, hôn mê, thở chậm, thở yếu dần, giảm nhiệt độ cơ thể, hạ huyết áp…

Qua các trường hợp trên, BS Phương lưu ý quí phụ huynh: Cần cẩn thận trong vấn đề cho trẻ uống thuốc, phải đối chiếu đúng tên thuốc trong toa, đúng tên trẻ, đúng liều lượng..., khi không chắc phải hỏi lại, để tránh cho trẻ uống nhầm hay quá liều, có thể nguy hại đến tính mạng trẻ.

Đồng thời các BS của Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng cảnh báo phụ huynh nên giữ thuốc an toàn để tránh trường hợp trẻ em uống thuốc ngoài ý muốn. Để thuốc xa tầm tay trẻ em. Khi trẻ uống nhầm thuốc hoặc có các biểu hiện bất thường, phải nhanh chóng mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất