| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất cho phép mang thai hộ

Thứ Tư 17/04/2013 , 09:42 (GMT+7)

Cho rằng các cặp vợ chồng vô sinh đã là thiệt thòi, nếu cấm nhờ người mang thai hộ thì thiếu tính nhân văn, Bộ Y tế đã đề xuất cho phép một số trường hợp được mang thai hộ.

Cho rằng các cặp vợ chồng vô sinh đã là thiệt thòi, nếu cấm nhờ người mang thai hộ thì thiếu tính nhân văn, Bộ Y tế đã đề xuất cho phép một số trường hợp được mang thai hộ.

Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 chưa có quy định cụ thể về mang thai hộ. Nghị định năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học có quy định, nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực tiễn hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với đứa trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Tại hội nghị tổng kết thi hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000 hôm qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, mang thai hộ là một thành tựu của y học, là một tiến bộ vượt bậc để biến mơ ước không thể làm mẹ của rất nhiều phụ nữ được trở thành hiện thực. Bản chất “mang thai hộ” là hết sức nhân văn vì là sự giúp đỡ của một người phụ nữ này đối với người phụ nữ khác để sinh ra những đứa trẻ.

Có hai nhóm người nếu muốn có con thì chỉ còn cách duy nhất là mang thai hộ. Những phụ nữ có tử cung không bình thường (tử cung bị dị dạng, tử cung bị bệnh lý như u xơ hay bệnh về nội mạc, do tai biến sản khoa trước đó phải cắt tử cung. Thứ hai là những người sức khỏe không cho phép để mang thai, như mắc bệnh tim.

Mặt khác, dưới phương diện sinh học thì đứa bé ra đời từ mang thai hộ mang gien di truyền của người phụ nữ có trứng thụ tinh chứ không phải của người mang thai. Nếu hiểu khái niệm huyết thống đồng nhất với khái niệm gien di truyền (ADN) thì quan hệ huyết thống là quan hệ giữa người phụ nữ có trứng và đứa trẻ. Mang thai hộ có thể đồng nhất khái niệm “chăm sóc” tạo điều kiện cho thai phát triển nhưng là sự chăm sóc đặc biệt không bằng tay chân mà bằng chính cơ thể của mình.

“Nếu chấp nhận việc nuôi trẻ bằng sữa của người phụ nữ khác khi người mẹ của đứa trẻ không có khả năng nuôi con bằng sữa của chính mình thì cũng nên chấp nhận việc mang thai hộ. Hai hiện tượng này gần như đồng nhất với nhau, chỉ khác ở thời điểm là trước và sau khi sinh”, phó giáo sư Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh.

Hiện nay trên thế giới cũng có các quan điểm khác nhau về việc có cho phép người phụ nữ mang thai hộ hay không. Nhiều nước cấm mang thai hộ như: Pháp, Đức, Áo, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipinne, Việt Nam, Norvège, Nouvelle-Zélande... Tại Bỉ, việc mang thai hộ không bị cấm cũng không được quy định cụ thể trong luật, nhưng hợp đồng mang thai hộ thì không có giá trị pháp lý theo luật dân sự. Tuy nhiên, không ít quốc gia cho phép mang thai hộ bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản (khoa học) và đã quy định cụ thể trong Luật như: Anh, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Nam Phi, Brazin, Estonie, Equateur, Hong Kong, Ấn Độ, Iran, Nga, Salvador và Ukraine.

Ngoài Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Y tế, Bộ Lao động thương binh xã hội, lãnh đạo các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Lào Cai, Hà Nội, Đà Nẵng… cũng cho rằng mang thai hộ là vấn đề thực tiễn, có tính thời sự nên cần được nghiên cứu và đưa vào Luật hôn nhân gia đình sửa đổi.

Theo Bộ Tư pháp, Việt Nam nghiêm cấm hành vi mang thai hộ từ trước tới nay nhằm tránh những tiêu cực đã và đang xảy ra như mang thai hộ nhằm mua bán trẻ sơ sinh bất hợp pháp, nhằm lách luật để sinh con thứ ba... Song việc nghiêm cấm này lại hạn chế mong muốn chính đáng của rất nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh. Ví dụ, chị gái hiếm muộn, em gái muốn mang thai hộ chị, được cả gia đình nhất trí, ủng hộ nhưng pháp luật lại nghiêm cấm. Như vậy, việc nghiêm cấm mang thai hộ đã gián tiếp ảnh hưởng đến nguyện vọng chính đáng của những người mong muốn có con.

Ông Lê Hữu Thể, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng cho rằng, thực tế hiện nay đã xuất hiện các vụ việc mang thai hộ và có xu hướng tăng lên. Vì pháp luật chưa điều chỉnh vấn đề này nên còn mang tính tự phát, quyền lợi của đứa trẻ trong quan hệ mang thai hộ không được pháp luật bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ của các bên mang thai hộ cũng không được đảm bảo do không có cơ sở pháp lý để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Viện kiểm sát tối cao đề xuất, cần bổ sung quy định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại vào Luật hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn khi xác định một quan hệ mang thai hộ là có mục đích nhân đạo hay thương mại vì sẽ có nhiều trường hợp bên nhờ mang thai hộ có mục đích nhân đạo, còn bên nhận lại vì thương mại. Vì vậy cần quy định cụ thể những trường hợp mang thai hộ ngay trong luật, chẳng hạn như vợ chồng hợp pháp không thể sinh con theo cách tự nhiên vì sức khỏe của người vợ không đảm bảo thì có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo rồi nhờ người khác mang thai hộ.

Ngoài ra, cần quy định chặt chẽ những vấn đề liên quan như điều kiện với người nhờ mang thai hộ (có sự đồng ý của cả vợ và chồng, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về việc người vợ không đủ điều kiện sức khỏe để mang thai…), điều kiện đối với người mang thai hộ (có xác nhận của cơ quan y tế là có đủ sức khỏe để mang thai, được sự đồng ý của chồng nếu đã có gia đình), quyền và trách nhiệm của các bên với đứa trẻ khi chưa sinh hoặc sau khi sinh ra...

Trong định hướng sửa đổi, Bộ Tư pháp đưa ra hai phương án khác nhau, trong đó có việc cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại, đồng thời cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với những quy định chặt chẽ. Phương án cấm mang thai hộ dưới bất kỳ mục đích nào cũng được đưa ra.

Vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến và kết luận cuối cùng sẽ được đưa vào dự thảo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi, trình quốc hội phê duyệt lần đầu vào tháng 10.

(VnExpress)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm