| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất đặt tên đường phố cho tác giả Quốc huy Việt Nam

Thứ Sáu 29/07/2016 , 08:03 (GMT+7)

Ngày 10/6/2016, ông Phạm Đình Hoan - nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) và các họa sĩ Ngọc Linh, Lê Lam, Thục Phi đã có đơn đề nghị đặt tên đường phố ở Hà Nội mang tên Danh họa Bùi Trang Chước - tác giả Quốc huy Việt Nam.


Danh họa Bùi Trang Chước (1915 - 1992), tác giả Quốc huy Việt Nam

 

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đã có ý kiến giao Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội đề xuất theo quy trình, quy định, báo cáo Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên đường phố Bùi Trang Chước - tác giả Quốc huy Việt Nam.

Danh họa Bùi Trang Chước (tên gọi khác là Nguyễn Văn Chước), nguyên quán phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Ông được giới Mỹ thuật đánh giá là bậc thầy trong nghệ thuật đồ họa Việt Nam. Hầu hết các tác phẩm từ đồ họa đến hội họa của cố họa sĩ Bùi Trang Chước đều gắn liền với lịch sử dân tộc, phản ánh rõ nét công cuộc đấu tranh và kiến thiết đất nước.

Có thể nói danh họa Bùi Trang Chước là một trong những người vẽ tem bưu chính đầu tiên ở Việt Nam và toàn Đông Dương.

Trước đó, việc vẽ tem thư chỉ dành cho người Pháp. Năm 1927, có hai người Việt Nam được tham gia vẽ 2 mẫu tem lệ phí có các loại in hình chùa Một Cột và hàng hiên lăng tẩm Huế. Đó là họa sĩ Tôn Thất Sa và họa sĩ Nguyễn Đình Chi.

Năm 1944, trên tờ Indochine, ông René Despierres, Giám đốc Bưu điện Hà Nội đã có bài viết mang tên “Tem Đông Dương”. Bài viết trình bày về lịch sử tem thư, việc in ấn tem ở Đông Dương, các đợt phát hành tem ở Đông Dương…

Đặc biệt, bài viết có đoạn: “Để bù lại những tổn thất do việc Đông Dương bị cắt đứt với chính quốc (do Chiến tranh thế giới 2 - PV), đô đốc Decoux quyết định cho Đông Dương phát hành loại tem mới có giá trị nghệ thuật cao. Các tem này được ông Nguyễn Văn Chước, cựu sinh viên trường Mỹ thuật Hà Nội, thực hiện với các đợt phát hành liên tiếp”.

Đó là các mẫu tem Nam Giao, tem Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương, tem Hội chợ Sài Gòn, tem ký túc xá Đại học Đông Dương, tem nhà vua Sihanuc, tem Alexandre de Rhodes… với nhiều mẫu và mệnh giá khác nhau.

Có thể nói mẫu Quốc huy Việt Nam là tác phẩm đỉnh cao và tiêu biểu nhất của Bùi Trang Chước, được Quốc hội phê duyệt tháng 9/1955 và sử dụng làm biểu tượng quốc gia từ đó đến nay.

Trong đơn đề nghị gửi UBND thành phố Hà Nội, ba họa sĩ Ngọc Linh, Lê Lam và Thục Phi viết: “Cố họa sỹ Bùi Trang Chước đã để lại cho hậu thế những đóng góp đặc biệt quan trọng - mẫu Quốc huy Việt Nam là biểu tượng đặc sắc, tinh tế và trường tồn của dân tộc.

Là những học trò của cố họa sỹ, chúng tôi kính đề nghị các cơ quan hữu quan xem xét, đề xuất, và quyết định đặt tên cố họa sỹ Bùi Trang Chước cho một con đường, phố ở thành phố quê hương ông, thành phố Hà Nội”.

Ông Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: “Cụ Bùi Trang Chước là cây bút tiên phong có nhiều dấu ấn. Lĩnh vực nghệ thuật của cụ đa dạng và phong phú. Cụ vẽ tem thư, cụ vẽ tiền và nhiều công trình đồ họa. Đặc biệt, cụ là tác giả Quốc huy Việt Nam. Trước đây, có xảy ra tranh chấp về vấn đề tác giả Quốc huy. Đến nay, vấn đề đã được làm sáng tỏ. Tôi cho rằng, ở góc độ tác giả Quốc huy Việt Nam, cụ Bùi Trang Chước xứng đáng được đặt tên đường phố ở Thủ đô Hà Nội”.

Kỳ họp thứ 2, HĐND TP Hà Nội khóa 15 dự kiến diễn ra ngày 1 - 5/8/2016 sẽ thông qua Nghị quyết về đặt đổi tên đường phố. Theo đó, sẽ có 26 tuyến đường phố mới được đặt tên, 6 tuyến đường phố được điều chỉnh độ dài và đặt tên một công trình công cộng. Năm nay, Hà Nội dự kiến sẽ đặt tên đường Hoàng Sa và đường Trường Sa.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm