| Hotline: 0983.970.780

Đề xuất tạm trữ tối đa 1-1,5 triệu tấn quy gạo/vụ

Thứ Tư 29/08/2012 , 10:00 (GMT+7)

Ngày 28/8, Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, NHNN, UBND các tỉnh, TP khu vực ĐBSCL và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), về việc lấy ý kiến Dự thảo quy chế mua tạm trữ lúa, gạo.

Ngày 28/8, Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, NHNN, UBND các tỉnh, TP khu vực ĐBSCL và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), về việc lấy ý kiến Dự thảo quy chế mua tạm trữ lúa, gạo. Theo đó, Bộ NN-PTNT đề xuất việc tạm trữ lúa gạo sẽ được thực hiện định kỳ thường xuyên vào 2 vụ đông xuân (từ tháng 2 đến tháng 4) và hè thu (từ tháng 7 đến tháng 9) ở ĐBSCL. Khối lượng tạm trữ từng vụ được xác định tùy thuộc vào tình hình thực tế của thị trường tại thời vụ đó, nhưng tối đa là 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân và tối đa 1,5 triệu tấn quy gạo trong vụ hè thu. Thời gian tạm trữ từ 1-3 tháng kể từ thời điểm vay vốn tạm trữ.

Hình thức tạm trữ: Hộ nông dân tạm trữ lúa tại nhà, tại cơ sở sản xuất của mình, cơ sở của tổ hợp tác, HTX; hộ nông dân tạm trữ lúa gạo tại kho DN có cánh đồng mẫu lớn hoặc các DN kinh doanh lúa gạo được VFA, Sở Công thương các tỉnh chỉ định; DN sản xuất lúa, DN kinh doanh lương thực mua tạm trữ lúa, gạo tại kho của DN nằm ở địa bàn tỉnh được thu mua.

Về mức tạm trữ, đối với nông dân tối thiểu 10 tấn lúa/điểm chứa, đối với DN thì theo điều kiện khả năng của DN hay yêu cầu của địa phương. Về chất lượng: Lúa gạo đưa vào tạm trữ phải đạt các tiêu chuẩn độ ẩm và tạp chất theo quy định tiêu chuẩn lúa gạo tạm trữ quốc gia; lúa gạo tạm trữ được chứa trong bao bì nguyên lành, sạch, có sức chứa từ 50 kg đến 1 tấn/bao. Kho tạm trữ lúa của hộ nông dân phải đảm bảo đủ điều kiện bảo quản lúa, không ẩm ướt, không phát sinh côn trùng trong quá trình bảo quản. Còn kho của DN phải đạt tiêu chuẩn theo Nghị định 109.

Hộ nông dân tạm trữ lúa gạo tại nhà, cơ sở sản xuất, THT, HTX, phải có phiếu xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã hoặc Hội Nông dân xã. Hộ nông dân tạm trữ lúa gạo tại kho DN phải có biên bản hoặc hợp đồng gửi kho, kèm phiếu xác nhận của DN. DN trực tiếp tạm trữ phải có hợp đồng mua lúa gạo trực tiếp của nông dân và phiếu xác nhận của chính quyền địa phương nơi DN mua lúa gạo…

Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng cho hộ nông dân, DN tạm trữ lúa gạo trong thời gian tối đa 3 tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ lãi suất tính từ ngày tạm trữ đến ngày bán lúa, gạo, căn cứ vào chứng từ bán có xác nhận của cơ quan, đơn vị, cá nhân đã cấp phiếu tạm trữ. 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất