| Hotline: 0983.970.780

Đem bóng mát cho làng

Thứ Tư 22/09/2010 , 10:58 (GMT+7)

Ngoài 3 trường ca lớn, ông Thự còn cần mẫn từ nhiều năm nay đi tìm bóng mát về cho làng.

Một cây đa do ông Vũ Đình Thự trồng
Nhắc đến ông Vũ Đình Thự ở thôn Hống, xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy (Thái Bình), nhiều độc giả cả nước đều biết đó là người nông dân đã viết 3 trường ca lớn: Bài ca Đất Việt, Bài ca dâng Đảng, Thái Bình đẹp mãi bài ca; tổng cộng trên một vạn câu thơ lục bát...

Nhưng ít người biết rằng từ nhiều năm nay, ông còn là người nông dân rất cần mẫn đi tìm bóng mát về cho làng. Bây giờ thì hơn một chục cây, trong đó có 5 cây đa, còn lại là bàng, gạo, phượng… do ông trồng ở những vị trí rất thuận lợi của làng, đã trưởng thành, xòe tán che cho người làng khỏi cái nắng cháy da vào mùa hè. Năm nay 71 tuổi, ông Thự kể rằng, vào tuổi 60, ông bắt đầu nghĩ đến việc trồng cây gây bóng mát cho quê mình, bởi vì:

- Cây đa, cây gạo, bến nước… không chỉ làm nên đặc trưng của làng quê Việt Nam, mà nó còn là một phần văn hóa làng, một mảnh hồn làng. Ngày trước, hầu như làng quê nào cũng có một vài cây đa hay cây si, cây gạo… có cây hàng trăm năm tuổi, xòe bóng mát hàng sào đất. Hỏi thăm nhau về làng X, làng Y nào đó, người ta thường lấy chúng làm mốc chỉ đường. Làng tôi, trước đây ở 2 đầu làng cũng có 2 cây đa rất to. Ngày hè, gần như cả làng ra ngồi hóng mát dưới bóng đa. Mùa đa chín, trên thì bầy sáo, dưới thì bầy trẻ trong làng tíu tít tụ họp, tranh nhau những trái đa. Cây đa trở thành điểm nhấn da diết nhất trong nỗi nhớ của những người làng tha hương.

Ông Thự kể tiếp: Tôi có một người ông về bên ngoại, thời trẻ phiêu bạt sang tận đảo Cooc bên Pháp, lấy vợ đầm, sinh mấy người con, năm 1960 ông mới về làng. Cả họ bàng hoàng vì cứ tưởng ông đã chết, bặt tin tức hàng ba bốn chục năm rồi còn gì. Ông bảo rằng về quê, từ xa nhìn thấy cây đa làng, ông đã bật khóc, khóc như mưa như gió không sao kìm được. Mấy chục năm ở xứ người, hình ảnh 2 cây đa làng không lúc nào rời khỏi tâm trí ông… Đáng tiếc là trong một thời gian dài, không ít cây cổ thụ trong các làng quê đã trở thành “đối tượng” cần tiêu diệt vì chúng cũng là biểu hiện “tàn tích của chế độ cũ”, đến nỗi bây giờ, rất ít làng còn lại những cây đa, cây gạo… cổ thụ…

Nghĩ là làm, ông Thự bắt đầu đi tìm những cây đa, cây bàng, cây gạo hay cây phượng nhỏ, lọ mọ mang về trồng ở những vị trí thuận lợi nhất, có thể trở thành chỗ cho bà con nghỉ mát khi đi làm đồng sau này. Có cây ông xin được, có cây phải mua từ năm sáu chục đến hàng trăm ngàn đồng. Số tiền ấy, đối với ông không nhỏ một chút nào, vì ngoài mấy sào ruộng, ông chẳng có thu nhập gì khác. Cho đến bây giờ, đã vượt khỏi tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn phải lầm lũi với mảnh ao trước nhà, mùa thì rau rút, màu kia lại rau cần…

 Vì bà vợ ốm yếu gần như không còn sức, nên mọi việc đều đến tay ông, chiều hôm trước đầm mình dưới ao hái rau, sáng hôm sau mang chợ bán, đắp đổi độ nhật… Xin hay mua được cây rồi, lại đạp xe chở về từ mấy chục cây số. Có lần xin được một cây phượng to ở cách làng khá xa, hì hục mấy ngày mới đánh được, đánh rồi không biết mang về làng bằng cách nào. May có anh lái xe công nông tốt bụng chở giúp cho về đến đầu làng. Đến làng rồi, phải huy động cả con cháu mang xe cải tiến chở đến nơi trồng. Thiện tâm như vậy, nhưng nào có được ủng hộ. Nhiều người làng nhìn ông như một thằng hâm, trong đó có không ít cán bộ. Có lần, một cán bộ thôn đã bảo thẳng ông:

- Việc gì bác phải làm cái việc vớ vẩn ấy, tốn sức tốn tiền, để tiền mời chúng em uống rượu có hơn không?

“Trồng một cái cây cũng như gieo một mầm thiện…”, câu nói thật dân dã nhưng mới thâm thúy làm sao. Ước gì mỗi làng quê Việt Nam chúng ta đều có một người chăm gieo mầm thiện như ông.

Xin hay mua được cây đã khó, trồng và giữ còn khó hơn. Vì đất là đất công nên người ta cứ vô tư phá. Có lần vừa trồng một cây đa nhỏ chiều hôm trước, đã rào lại cẩn thận rồi, sáng hôm sau ra chỉ thấy cái hố toang hoác. Một anh nào nhân đêm tối đã kịp đem cây đi đổi vài lít rượu. Lần khác cũng trồng một cây đa, cũng rào lại cẩn thận. Bận việc, mấy ngày sau mới ra được, thì rào đã bị dỡ tung, cây đa không còn một chiếc lá, gốc đa chi chít vết chân bò. Thì ra có người đã dùng ngay gốc đa non của ông làm cọc buộc bò, và lá đa non vốn là thứ mà giống bò khoái khẩu nhất. Biết thì biết rất rõ những kẻ phá hoại ấy, nhưng chẳng dám đôi co, lại đành lọ mọ xin cây trồng lại. Hỏi sau những lần như vậy, có nản không, ông cười:

- Thấy việc phải thì mình làm. Trồng một cái cây cũng như gieo một mầm thiện. Vun một cái cây cũng chính là vun trồng một cái gốc thiện. Thi hào Nguyễn Du từng có câu “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tôi tự xét mình chẳng có tài cán gì, sống ở làng gần hết đời chẳng có gì đóng góp, thôi thì đóng góp bằng mấy cái cây vậy. Tôi nghĩ trong thời đại công nghiệp này, thì cái bóng mát cũng chính là một thứ tài sản chung cho làng, không chỉ về ý nghĩa vật chất mà còn mang cả ý nghĩa tinh thần nữa. Bà con có người chưa hiểu rồi thì dần dần họ sẽ hiểu…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm