| Hotline: 0983.970.780

Đêm hội tinh hoa trà Việt xác lập kỷ lục mới của Việt Nam

Thứ Ba 15/11/2011 , 14:43 (GMT+7)

Đêm hội thưởng trà với chủ đề “tinh hoa trà Việt” - điểm nhấn của Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã mang lại cho công chúng một đêm thưởng trà vui vẻ và nồng ấm.

Nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá các sản phẩm trà, trình diễn nghệ thuật pha trà và mời trà để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đông đảo du khách, tối 14/11/2011, đêm hội thưởng trà với chủ đề “tinh hoa trà Việt” - điểm nhấn của Liên hoan trà Quốc tế lần thứ I - Thái Nguyên, Việt Nam 2011 đã mang lại cho công chúng một đêm thưởng trà vui vẻ và nồng ấm.

Quảng trường trung tâm thành phố Thái Nguyên bên bờ sông Cầu thơ mộng được chọn là vị trí để tổ chức đêm hội. Với 180 trà nương (cô gái pha trà) tương ứng với 180 bàn trà và hơn 1000 công chúng, du khách thưởng trà, đêm hội ‘tinh hoa trà Việt” đã xác lập kỷ lục Quốc gia “chương trình nghệ thuật pha trà và thưởng trà có số lượng người tham gia đông nhất”.

Tiến sỹ Trần Quý Thanh (Tổng Giám đốc tập đoàn Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp “khai sinh” ra trà thảo mộc Dr Thanh) nhận xét, BTC đã chọn được không gian mở với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, thêm cái se lạnh cuối thu, người thưởng trà được hoà mình với thiên nhiên cây cỏ, gió, mây, trăng nước... càng cảm nhận đậm đà vị ngon của chè Thái. Thật đặc biệt!

Đêm hội với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc tái hiện ước lệ không gian trà từ cội nguồn xa xưa, những sinh hoạt văn hoá trà được sắp đặt theo quá trình lịch sử đã giúp người xem cảm nhận được ý nghĩa văn hoá sâu sắc về sự ra đời của cây chè và nghệ thuật thưởng trà.

Bà Quần Mạo Kỳ (Trưởng đoàn nghệ thuật dân tộc Tạng, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc) đánh giá, đó là một đêm nghệ thuật vô cùng đặc sắc và hấp dẫn. Ở Trung Quốc, trà có thể được coi như một thứ tôn giáo (Trà kinh), hay Nhật Bản (Trà Đạo), qua đêm hội, có thể cảm nhận phần nào quan niệm của người Việt Nam coi trà là một nghệ thuật. Một nghệ thuật phi công thức thể hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử. Và như vậy, trà có mặt trong hầu hết các nghi lễ, ở tất cả các cuộc gặp gỡ, giao lưu, trong niềm vui và nỗi buốn của con người.

Người ta có thể thưởng trà trong lặng im, sự lặng im chất chứa suy tư về cuộc sống; cũng có thể đối diện với bạn bè để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thói quen ấy tạo cho trà trở thành một cái thú, một nghệ thuật đặc biệt mang lại sự sảng khoái, tĩnh tâm.

Từ góc nhìn đó, bà Hoàng Phương Linh (Giám đốc Maketing cơm chay, Trà Đạo, Bồ đề tông - Hà Nội) cho biết, BTC đêm hội đã tạo được một trình thức pha trà tinh tế, hội tụ đủ các tiêu chuẩn của nghệ thuật thưởng thức, chắc chắn sẽ làm hài lòng những khách sành trà. Các tiêu chuẩn đó là Nhất nước, Nhì trà, Tam bôi (chén), Tứ Bình (ấm) và Ngũ quần anh (bạn uống trà). Xem qua cánh chè, nhấp chén trà Thái trong đêm hội thấy cả sắc, khí, vị, thần (Vẻ đẹp, khí tiết của cánh trà, vị ngon ngọt - tiền vị, hậu vị và sự lôi cuốn, quyến rũ của trà khiến người thưởng trà nhớ mãi).

Điều đặc biệt nhất là trình thức pha trà của các trà nương. Trà nương mặc váy lũi, yếm đào, nhiều du khách trong đêm hội thưởng trà ngỡ ngàng bởi động tác, cách thức của công việc tưởng như bình thường thì nay đã được nâng lên thành một triết lý, một nghệ thuật. Sau màn pha trà ấn tượng, Trà nương Ma Thị Ly (18 tuổi) thuật lại như sau : Trước hết, người pha trà phải làm nóng bộ đồ trà; dùng thìa gỗ múc trà đổ vào ấm (gọi là “Ngọc diệp hồi cung”); lọc trà, ủ trà bằng cách châm nước sôi vào ấm sau 1- 2 phút thì rót ra (“Cao sơn trường thủy”); Rót nước sôi đầy ấm (“Nhập sơn hạ thuỷ”); cuối cùng là rót nước mời khách.

Theo Trà nương Ma Thị Ly, tất cả các động tác đều phải khoan thai, tự tại, không được nóng vội, không buồn phiền cau có, càng không nên vui vẻ thái quá sẽ thất thố. Học trình thức pha trà đã khó, nhập tâm khoan dung tự tại để pha trà còn khó hơn. Để đạt được một trình thức nghệ thuật phải có năm tháng thực hành, điều đó rất tốt để rèn luyện tính bền bỉ, kiên trì, đặc biệt là tăng nữ tính gắn với công việc nội trợ, nữ công.

Tỏ ra thích thú với đêm hội thưởng trà “tinh hoa trà Việt” và đặc biệt là màn trình diễn ấn tượng của các Trà nương, ông Syed Nishat Hssain (Tổng Giám đốc công ty chè Phú Bền, Phú Thọ) cho biết, ông đã đi nhiều nước, được thưởng thức nhiều loại trà nhưng cách tổ chức đêm hội thưởng trà này là có một không hai và rất hấp dẫn.

Chắc chắn, đêm hội sẽ đọng lại sâu sắc trong tâm trí ông về tấm lòng và sự thân thiện của người dân Việt Nam, người dân Thái Nguyên, về những tinh hoa truyền thống lắng đọng trong nghệ thuật thưởng trà đặc biệt hấp dẫn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm