| Hotline: 0983.970.780

Đến 2020 Đà Nẵng không còn thuyền thúng gắn máy

Thứ Năm 07/09/2017 , 09:30 (GMT+7)

Sở NN-PTNT TP Đà Nẵng cho biết, tổng số tàu cá của thành phố đến nay là 1.614 chiếc, trong đó, thúng máy 458 chiếc, tàu công suất dưới 90CV có 394 chiếc, tàu công suất từ 90CV trở lên có 502 chiếc. 

17-03-41_nnvn_1
Đà Nẵng sẽ có những chính sách giúp ngư dân bảo quản chất lượng hải sản tốt hơn

Đặc biệt, trong 502 chiếc từ 90CV trở lên có 389 chiếc tàu có công suất từ 400CV trở lên. Ngư trường khai thác chủ yếu là quần đảo Hoàng Sa, biển miền Trung và Vịnh Bắc Bộ.

Thành phố đã xây dựng được 96 tổ khai thác hải sản với 622 tàu hoạt động khai thác trên 3 vùng biển, vùng khơi 59 tổ (283 tàu), vùng lộng 12 tổ (75 tàu), vùng bờ 25 tổ (264 tàu).

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng sẽ triển khai nhiều chính sách nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ và bảo vệ nguồn thủy sản ven bờ. Mục đích đến năm 2020 trên địa bàn Đà Nẵng không còn thuyền thúng gắn máy và ổn định số lượng khoảng 150 tàu cá vỏ gỗ công suất nhỏ hơn 20CV với sức chở tối đa từ 0,5 tấn trở lên.

Đối với việc triển khai đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ, đến nay Đà Nẵng đã phê duyệt cho 7 cá nhân đóng mới 7 tàu cá (5 tàu vỏ thép, 2 tàu vỏ gỗ). Tổng số tiền ngân hàng thương mại cam kết cho các tổ chức cá nhân vay vốn đóng mới tàu cá 118,775 tỷ đồng, hiện đã giải ngân 86,845 tỷ đồng. Các tàu cá đóng mới theo Nghị định số 67 trên địa bàn Đà Nẵng hoạt động đạt hiệu quả.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm