| Hotline: 0983.970.780

Đến tận nhà mua lúa giá cao

Thứ Tư 17/11/2010 , 11:14 (GMT+7)

Mấy ngày qua, giá lúa liên tục tăng, dao động từ 5.500 đồng-6.300 đồng/kg. Lúa thu hoạch tới đâu là có thương lái đến mua sạch không còn một hạt.

Mấy ngày qua, giá lúa liên tục tăng, dao động từ 5.500 đồng-6.300 đồng/kg. Lúa thu hoạch tới đâu là có thương lái đến mua sạch không còn một hạt.

Hiện nay đang vào độ thu hoạch rộ lúa vụ 3, chạy dọc theo bờ kênh Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc đến xã An Nông, huyện Tịnh Biên (An Giang), không khí ngày mùa diễn ra thật sự sôi động. Những chiếc máy suốt, máy gặt đập liên hợp nổ phành phạch ngoài đồng, nông dân khẩn trương hứng lúa vô bao chuyển ra bờ kênh, mặt lộ cân bán cho thương lái.

Anh Trần Văn Hòa, ở Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Tế phấn khởi cho hay, mùa này tôi sản xuất 15 công lúa OM 2517 hạt dài cho năng suất và giá cả đều cao. Mấy ngày qua trời có mưa lác đác nên lúa bị ướt chút ít, tôi đem lên bờ đê hong nắng cho ráo để bán cho mấy bạn hàng. Nếu bán lúa ướt chỉ có giá 5.500 đồng/kg, vì vậy chịu khó phơi khô chỉ một nắng mà bán được giá 6.300 đồng/kg. Với giá như hiện giờ, lời khoảng 1,5 triệu đồng/công.

Tại khu vực xã An Nông, ông Trịnh Tấn Phát cũng hồ hởi cho biết, lúa vụ 3 năm nay gặp thời tiết tương đối thuận lợi nên ít đổ ngã, màu lúa vàng óng, khi thu hoạch vừa xong rất dễ bán nên được giá cao. Với diện tích 20 công tầm cắt lúa vụ 3 (khoảng 1.300 m2/công) trên cánh đồng ấp Tân Biên, xã An Nông, ông Phát sạ toàn bộ giống lúa IR50404 cho năng suất 7 tấn/ha.

 Ông Phát khoe rằng: Tôi vừa thu hoạch lúa xong, thương lái tới tận ruộng mua lúa tươi với giá 5.400 đồng/kg, sau khi trừ đi các khoản chi phí, còn lời khoảng 2.000 đồng/kg lúa. Vụ này, dễ mần và năng suất có phần nhỉnh hơn so với lúa vụ hè thu khoảng 5 giạ/công nên cũng gỡ gạc phần nào thua lỗ của vụ hè thu trước.

Ông Nguyễn Văn Cuộc, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tịnh Biên cho biết, toàn huyện có gần 3.000 ha sản lúa vụ 3, đến nay thu hoạch được khoảng 800 ha ven các xã An Nông, Vĩnh Trung, An Cư, đạt năng suất từ 5-6 tấn/ha, giá lúa trung bình 6.000 đồng/kg. Vụ lúa thu đông năm nay, nông dân đã gặp thắng lợi lớn, qua đó giúp cải thiện cuộc sống của từng hộ nông dân.

Cũng theo ông Cuộc, nếu đem so sánh với vụ hè thu thì sản xuất vụ thu đông, nông dân khỏe hơn nhiều. Mùa hè thu thời tiết mưa dầm kéo dài, dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, khi thu hoạch lúa ướt nhèm nhẹp mất màu, gây ảnh hưởng đến năng suất lẫn giá cả nên nông dân sản xuất không có lãi. Do đó, mấy năm gần đây huyện Tịnh Biên đã khuyến khích, vận động bà con mở rộng diện tích gieo sạ lúa vụ 3, nhất là các cánh đồng giáp biên và nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khơ-me.

Theo thống kê, toàn tỉnh An Giang có 115.037 ha sản xuất lúa thu đông, đến nay đã thu hoạch được hơn 6.000 ha, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha, đạt 5% diện tích xuống giống tập trung nhiều ở các huyện, thị: Châu Đốc, An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn.
Còn tại các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn chín vàng, nhiều nơi đã thu hoạch rộ như: Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình (Châu Thành); Tây Phú, Vọng Đông, Vọng Thê (Thoại Sơn); Lê Trì, Châu Lăng, An Tức (Tri Tôn). Khi hỏi về tình hình sản xuất của bà con trong vụ này, ai nấy cũng đều cười tươi: “Năng suất cũng khá, giá cả tăng, kiếm ăn được…”.

Ông Nguyễn Văn Trung, sản xuất 30 chục công lúa cao sản Jasmine vừa thu hoạch xong đã có thương lái tấp ghe lại hỏi mua với giá 6.500 đồng/kg mà ông chưa chịu bán. Ông nói: Lúa ngang hiện nay còn có giá 5.800 đồng/kg nếu bán lúa Jasmin ở thời điểm này thì uổng lắm, đợi vài nữa nhóng giá mới bán.

Theo thương lái Tạ Thanh Phương chuyên đi thu mua lúa cho biết, hiện tại, lúa chất lượng như: OM 21527, OM 4218, Jasmin, giá dao động từ 6.000-6.500 đồng/kg, kể cả lúa chất lượng thấp IR50404 cũng dễ bán. Các NM xay xát và những doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang thu mua lúa tạm trữ mạnh. Tại vùng biên giới, mỗi ngày có trên 20 chục hàng xáo chạy ghe chành đến thu mua lúa của nông dân.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm