| Hotline: 0983.970.780

Đẹp nghề thổ cẩm

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:31 (GMT+7)

Chúng tôi tìm đến một trung tâm về thổ cẩm trên địa bàn xã Glar, huyện Ðăc Ðoa, đây là nơi mà nghề dệt thổ cẩm đang rất được xem trọng.

Nghề dệt thổ cẩm ở Gia Lai đã có một số biến đổi để phù hợp với yêu cầu của cuộc sống mới, nhưng dù thế nào thì người phụ nữ Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung vẫn luôn tự hào về nghề truyền thống của mình.

Chúng tôi tìm đến một trung tâm về thổ cẩm trên địa bàn xã Glar, huyện Ðăc Ðoa, đây là nơi mà nghề dệt thổ cẩm đang rất được xem trọng. Để có được làng nghề,  Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến đầu tư của tỉnh đã mở lớp dạy dệt thổ cẩm ngay tại địa phương, thu hút hơn 50 học viên theo học. Giảng viên là một số phụ nữ lớn tuổi có tay nghề trong xã. Được biết, đối với một người lành nghề để dệt xong một cái chăn phải mất khoảng 20 ngày, một cái váy mất khoảng 10 ngày, chiếc áo năm ngày, cái túi xách hai ngày.

 Chỉ với một khung dệt đơn giản, những cuộn len, sợi chỉ, dưới đôi tay điêu luyện của các chị đã trở thành những tấm thổ cẩm rất đẹp và tinh xảo. Những nét hoa văn trang trí ở đường viền chân váy, cổ áo, tay áo... có dạng hình thoi, hình tam giác kết nối vào nhau và được điểm thêm vào bằng nhiều hình ảnh từ thiên nhiên như hoa, chim, thú... Không những thế, các chị còn có nhiều sáng tạo, cách tân sản phẩm như váy, túi xách phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ nhưng không làm mất đi nét đẹp truyền thống của các họa tiết, những nét đặc thù của nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên.

Trong nỗ lực phục hồi, hình thành những làng nghề ở tỉnh Gia Lai, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại còn mở thêm những lớp dạy dệt thổ cẩm ở Kon Dơng, huyện Mang Yang để đào tạo kỹ năng làm các mặt hàng mỹ nghệ. Các lớp học này đã thu hút hàng trăm học viên, và kết quả ban đầu cũng rất khả quan. Một trong những nghề mới là sản xuất các đồ lưu niệm từ nguồn mây, tre, bẹ chuối có sẵn ở một số địa phương như Kông Chro, Chư Prông. HTX công - nông nghiệp Ia Lâu hình thành từ nhiều năm nay đã phát huy hiệu quả. Có hơn 200 hộ ở hai xã Ia Lâu, Ia Mơr, huyện Chư Prông tham gia vào HTX này, thu nhập khoảng 40-50 nghìn đồng/ngày. Hàng sản xuất được chuyển về thành phố du lịch Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và vào TPHCM.

Phát huy thành công đó, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Gia Lai tiếp tục thành lập HTX công - nông nghiệp Ðak Kơ Ning, huyện Kông Chro và nhiều HTX khác trên địa bàn tỉnh... Do nguồn nguyên liệu khá phong phú của địa phương, đầu ra cho sản phẩm cũng khá ổn định, cho nên mỗi HTX khi đi vào hoạt động, hàng trăm hộ người dân tộc thiểu số ở địa phương sẽ có thêm điều kiện để phát triển cuộc sống.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.