| Hotline: 0983.970.780

Thông tin về vụ vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép tại Thanh Hóa:

Đều là gỗ giáng hương, tổng khối lượng gần 6m3

Thứ Tư 30/11/2016 , 07:10 (GMT+7)

Liên quan đến vụ việc Đội KLCĐ-PCCCR số 1, thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, phát hiện và bắt giữ...

16-25-02_2
Sau khi kiểm đến, tổng khối lượng gỗ quy tròn là gần 6m3
 

Liên quan đến vụ việc Đội KLCĐ-PCCCR số 1, thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, phát hiện và bắt giữ phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản quý hiếm trái phép, ngày 29/11, đơn vị chức năng đã tổ chức kiểm đếm, phân loại nhóm gỗ.

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Văn Cử, Phó đội trưởng Đội KLCĐ-PCCCR số 1 khẳng định, toàn bộ số gỗ trên xe tải mang BKS 74C-04347 đều không có giấy tờ, hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành. Tất cả là gỗ giáng hương (thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, nhóm IIA). Trong đó, có 258 thanh tấm gỗ xẻ với khối lượng 3,214m3, ngoài ra còn có 770kg bao gồm phần rễ, cành, nhánh tận dụng đã qua sơ chế, hình thù phức tạp. Tổng khối lượng quy tròn cả 2 loại là 5,912m3.

Trong bản tường trình, Nguyễn Ngọc Dũng (SN 1978, trú tại khu phố 6, phường 5, TP Đông Hà, Quảng Trị) khai nhận được DNTN Hồng Triều (địa chỉ tại TP Đông Hà) thuê làm lái xe.

Ngày 27/11/2016, Dũng được giao vận chuyển gạo từ Quảng Trị ra Hà Nội, khi dừng chân tại khu vực KCN tại phường Đông Lễ (TP Đông Hà) thì có một phụ nữ tầm 45 tuổi, người hơi gầy, đen, tiến đến hỏi han tình hình và đặt vấn đề thuê vận chuyển một ít gỗ ra Ninh Bình.

16-25-02_1
Trên xe chở 258 thanh tấm gỗ xẻ và nhiều phần rễ, cành, nhánh đã qua sơ chế, tất cả đều là gỗ giáng hương nhóm I (loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm 2A)
 

Dũng hỏi giấy tờ nguồn gốc của số gỗ nói trên nhưng người phụ nữ lạ mặt trả lời không có. Ban đầu Dũng lấn cấn định từ chối nhưng khi thấy giá cước vận chuyển khá cao (bảy triệu đồng) nên đồng ý. Khi điều khiển phương tiện di chuyển đến khu vực đường tránh, thuộc địa phận phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa thì bị lực lượng kiểm lâm địa bàn phát hiện và thu giữ phương tiện cùng toàn bộ số lâm sản trái phép nói trên.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm