| Hotline: 0983.970.780

ĐHQH "xới tung" giáo dục đại học: Lo trường không ra trường, lớp không ra lớp

Thứ Ba 08/06/2010 , 10:13 (GMT+7)

Ngày 7/6, QH dành 1 ngày "mổ xẻ" vấn đề giáo dục ĐH: thành lập trường, đầu tư, chất lượng đào tạo...

* ĐB Nguyễn Minh Thuyết: Đầu vào kém thì đầu ra cũng kém

* Chủ nhiệm Ủy ban VH-GD -TN- TN và Nhi đồng Đào Trọng Thi: Chất lượng giảm sút không có gì khó hiểu

ĐB Ngô Thị Doãn Thanh: Giảng viên “chạy sô” là điều dễ hiểu

Hôm qua, QH dành 1 ngày "mổ xẻ" vấn đề giáo dục ĐH: thành lập trường, đầu tư, chất lượng đào tạo... Có thể nói đây chính là nội dung nóng bỏng nhất từ đầu kỳ họp đến nay.

Đề án lập trường ĐH: Ít khi Bộ từ chối

Tại bản báo cáo giám sát của Uỷ ban TVQH đã chỉ ra 4 hạn chế, bất cập của giáo dục ĐH. Trong đó nhấn mạnh “hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục ĐH còn rất hạn chế”. Cụ thể, cơ chế phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước mang tính bình quân, dàn trải và chưa thực sự gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng, công tác quản lý đầu tư còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý theo ngành. Việc thành lập trường, nhất là các trường công lập quá dễ dãi. Kết quả giám sát cho biết, từ năm 1998-2009 có 312 trường ĐH, CĐ được thành lập, trong đó có 64 trường  được thành lập mới hoàn toàn, còn lại là nâng cấp từ bậc học thấp hơn. Nhờ đó, 35/63 tỉnh, thành phố có thêm trường ĐH, CĐ mới.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục- Thanh niên- thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, sở dĩ trường ĐH như “nấm mọc sau mưa” là do quy hoạch chỉ mang tính định hướng, chưa cụ thể. Do vậy đã xuất hiện phong trào, địa phương nào, bộ ngành nào cũng đăng ký thành lập trường. Vì những lý do này hay lý do khác, rất ít đề án thành lập trường bị từ chối. Tuy cũng có đề án phải chuẩn bị thêm, nhưng cuối cùng vẫn được chấp nhận. Hậu quả là quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo.

Suất đầu tư: Chỉ 2,5 triệu đồng/SV/năm

“5 năm trước cấp kinh phí 6 triệu đồng/một sinh viên cho trường công. Sau đó lại cho phép các trường công tuyển sinh vượt chỉ tiêu, trong khi số kinh phí từ ngân sách không thay đổi. Bởi vậy, trên thực tế suất đầu tư cho sinh viên nhiều trường chỉ được khoảng 2,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Phải nói rằng, 1 triệu đồng bây giờ so với 5 năm trước khác hẳn nhau. Để mua sắm phục vụ đảm bảo chất lượng đào tạo, có khi 1 triệu đồng của 5 năm trước bằng 2 triệu đồng bây giờ”-ông Thi nói.

Báo cáo giám sát của Uỷ ban TVQH cũng cho thấy, ở hầu hết các trường ngoài công lập, suất đầu tư/sinh viên cao nhất là bằng học phí, thường dao động từ 4-7 triệu đồng/năm. Trong khi đó, mức học phí của Đại học RMIT (Australia) mở ở TP.HCM là từ 5.000 USD đến 7.000 USD/năm. Vì vậy, chất lượng bị giảm sút không có gì khó hiểu.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD TTN & NĐ Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Chúng ta tăng quy mô đào tạo kéo theo việc tuyển chọn cả sinh viên có năng lực thấp. Đầu vào kém thì đầu ra cũng kém là đúng. Ông Thuyết cũng cho rằng, hiện học phí ĐH còn thấp bởi phần Nhà nước đóng góp vào rất cao nên gần như con em nhà nghèo vẫn có thể theo học. Nếu mở rộng đầu vào, “thít” đầu ra, nhiều em theo học một đến hai năm rồi bỏ thì trở nên lãng phí.

ĐH từ xa: Tốt nghiệp “trăm phần trăm”

ĐB Phạm Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng, giảng viên nước ngoài thu nhập cả chục ngàn USD/tháng. “Lương giảng viên “bèo” như vậy mà chúng ta đặt vấn đề đòi hỏi phải có trường ĐH trong TOP 200 quả là rất khó”.

ĐB Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) đề nghị kiểm tra lại “đội hình” giảng viên ĐH. “Nếu không đủ giảng viên chất lượng chỉ làm hại sinh viên, cũng như thầy thuốc kém, kê đơn không chuẩn, chẩn đoán sai làm hại bệnh nhân thôi”.

ĐB Đặng Thị Nga (Lâm Đồng) đề nghị Chính phủ kiểm tra chặt chẽ khi thẩm định cho mở trường và nâng cấp trường, chỉ khi đảm bảo đủ điều kiện mới cho phép tuyển sinh. Đồng thời đình chỉ đào tạo hoặc hạ cấp các cơ sở đào tạo ĐH sau 3 năm thành lập không đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo chất lượng. ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) cho rằng, Bộ GD-ĐT quá “say sưa” với dự án đào tạo 20.000 tiến sỹ, 4 trường ĐH quốc tế, “loay hoay” phát động hết phong trào này đến phong trào khác mà không quan tâm đến chất lượng giáo dục (!) ĐB Cuông đề nghị Chính phủ cần làm rõ các trường có biểu hiện chạy chọt, xin cho, tiêu cực khi thành lập hay không?

ĐB Mã Điền Cư (Quảng Ngãi)  khẳng định, chương trình đào tạo ĐH vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, chưa cung cấp đầy đủ các kỹ năng kiến thức cho sinh viên. Cụ thể 1.451 giờ học kinh tế ở trường ĐH Kinh tế TP HCM chỉ bằng 1/3 chương trình đào tạo cử nhân kinh tế ở Mỹ, nhưng sinh viên phải học từ các môn cơ bản như kinh tế vĩ mô và vi mô đến các môn kinh tế lao động, kế toán, địa lý kinh tế... “Với chương trình đào tạo quá rộng như vậy người học không có khả năng và thời gian đi sâu vào bất cứ vấn đề gì” -ông Cư nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Minh (Ninh Thuận) nêu thực trạng, hiện các trung tâm giáo dục thường xuyên của Sở GD- ĐT, các trường CĐ, trường chính trị, dạy nghề, kể cả trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ của các đoàn thể đều được phép “liên kết từ xa” với các trường ĐH. Các cơ sở đào tạo “đại học” này không theo quy định nào, trường không ra trường, lớp không ra lớp thế mà tỷ lệ tốt nghiệp phổ biến vẫn đạt “trăm phần trăm”. Cũng theo ĐB Minh, trong 200 trường ĐH tốt nhất Châu Á thì Việt Nam không có một trường nào được xếp hạng. Đó là một thực tế đáng buồn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm