| Hotline: 0983.970.780

Di dời công trình vi phạm hành lang đê điều: "Dậm chân tại chỗ"

Thứ Hai 27/12/2010 , 09:36 (GMT+7)

Theo thống kê của Cục QLĐĐ-PCLB, từ khi luật có hiệu lực đến nay đã có trên 3.200 vụ vi phạm về bảo vệ và sử dụng đê điều.

Cuối tuần qua, Cục Quản lí đê điều và phòng chống lụt bão (QLĐĐ-PCLB, Tổng cục Thủy lợi) đã chủ trì hội nghị cùng 44 tỉnh thành có đê tổng kết 3 năm thực hiện Luật Đê điều. Dù đã có Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật khá chu đáo, tuy nhiên, vẫn còn “độ vênh” rất lớn giữa nhiều quy định về quản lí, bảo vệ đê điều với thực tế.  

Theo thống kê của Cục QLĐĐ-PCLB, từ khi luật có hiệu lực đến nay đã có trên 3.200 vụ vi phạm về bảo vệ và sử dụng đê điều. Trong đó, chỉ có hơn 530 vụ, chiếm 17% tổng số vụ vi phạm đã được xử lí. Riêng tại Hà Nội tính đến tháng 11/2010 đã có hơn 1.100 vụ vi phạm, nhưng cũng chỉ mới xử lí được chưa đầy 220 vụ. Như vậy, khoảng 85% số vụ vi phạm đến nay vẫn “treo”, mà nguyên nhân chủ yếu, theo phản ánh của các địa phương là đều liên quan đến vấn đề giải tỏa vi phạm hành lang bảo vệ đê và sử dụng đất bãi sông khi Luật Đê điều có hiệu lực.

Cụ thể, theo Điều 27 của Luật Đê điều và trong Nghị định 129/2007/NĐ-CP quy định việc xử lý công trình và nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ đê và bãi sông thì kể từ ngày 1/7/2007, công trình và nhà ở nào nằm trong khu vực đang bị sạt lở thì phải di dời ngay. Các công trình, nhà ở nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều thì buộc phải di dời trong thời gian tối đa 2 năm (tính từ ngày 1/7/2007). Những công trình, nhà ở khác không phù hợp với quy hoạch (như quy hoạch sử dụng đất, phòng chống lũ...) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa là 5 năm kể từ ngày Luật Đê điều có hiệu lực.  

Như vậy đến nay, thời hạn di dời đối với hầu hết các công trình nằm trong phạm vi bảo vệ đê đã hết. Tuy nhiên, báo cáo của các địa phương thì tiến độ thực hiện đến thời điểm này gần như “dậm chân tại chỗ”. Vướng mắc lớn nhất trong việc thực hiện quy định này, là do đa số các công trình nằm trong hành lang bảo vệ đê đều đã được các địa phương cấp quyền sử dụng đất và cấp phép xây dựng ổn định lâu dài. Trong khi đó, nhu cầu quỹ đất tái định cư và kinh phí đền bù tái định cư so với ngân sách của các địa phương là không nhỏ. Thậm chí có nơi, tiền đền bù giải tỏa mặt bằng còn cao hơn cả kinh phí xây dựng công trình đê điều.  

Luật Đê điều năm 2007 quy định hành lang bảo vệ đê cấp đặc biệt, cấp I; II; III đi qua khu vực khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch là 5m về phía sông và 5m về phía đồng. Ông Lưu Văn Hải – PGĐ Sở NN-PTNT TP Hà Nội nêu ý kiến: chỉ có cách xây đường giao thông dọc theo các tuyến hành lang bảo vệ đê này với chiều rộng trên 5m thì mới chống được nạn xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê tại các thành phố lớn như Hà Nội hiện nay.
Đơn cử như tại Hải Phòng, theo Chi cục QLĐĐ-PCLB cho biết thì đến nay toàn thành phố có tới trên 5.000 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê. Trong khi đó, hầu hết các công trình này đều đã được các địa phương cấp quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất ổn định. Để giải quyết số lượng vi phạm này cần phải có kinh phí ít nhất là 9.000 tỉ đồng. Đây là số tiền nằm ngoài khả năng của một địa phương có thể gọi là “giàu” như Hải Phòng. Để giải quyết được vấn đề này, Cục QLĐĐ-PCLB cho biết, hiện đang hoàn tất việc điều tra thống kê thực trạng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê, trình Bộ NN-PTNT và Chính phủ vào cuối năm 2010 để Chính phủ phê duyệt chương trình di dời hỗ trợ cho các địa phương. Trong khi đó, nhiều ý kiến đề nghị: hoặc là các địa phương tuyệt đối không được cấp đất thuộc phạm vi bảo vệ đê giao lâu dài cho dân, hoặc là thời gian tới cần phải sửa đổi luật.  

Cũng liên quan đến việc cấp phép, quản lí đất bãi sông, ông Lưu Văn Hải – PGĐ Sở NN-PTNT TP Hà Nội nêu thực trạng bức xúc là chính quyền nhiều địa phương cấp phép bừa bãi, vi phạm Luật Đê điều. Đơn cử như vụ sụt lún nghiêm trọng bãi sông đê hữu Hồng (TX Sơn Tây) vào tháng 10/2010 có nguyên nhân xuất phát từ việc chính quyền cơ sở ký cả hợp đồng cho phép DN sử dụng đất bãi làm nơi khai thác tập kết cát sỏi. Có nơi, ngành TN-MT cấp phép cho các các DN không hề có kho bãi tập kết cát sỏi, sau đó để mặc DN tập kết cát sỏi ngoài bãi sông khiến nguy cơ sụt lún rất nguy hiểm. 

 Không những thế, hiện nay ngành TN-MT thì cấp phép khai thác VLXD, ngành GTVT thì cấp phép khai thác cảng, bến bãi, ngành nông nghiệp lại kiểm soát lũ và đê điều... nên gây rất nhiều chồng chéo trong quản lí xử lí vi phạm. Chi Cục trưởng Chi cục QLĐĐ-PCLB Hải Phòng minh chứng thêm: “Đất đai bây giờ có giá, nên người ta biết phạm luật vẫn cố làm. Vì xử lí vi phạm hành chính thì chỉ có cao nhất 2-30 triệu đồng là cùng, mà chỉ được phạt có một lần. Có khi, ngành đê điều chưa kịp phạt thì ngành xây dựng, ngành TN-MT cũng đã phạt trước rồi, nên họ vi phạm Luật Đê điều cũng đành bó tay”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm