| Hotline: 0983.970.780

Dì ghẻ

Thứ Ba 11/04/2017 , 06:40 (GMT+7)

Tôi nhớ nhất câu mẹ nói trước khi tắt thở: “Mẹ chết con ở với dì ghẻ sẽ khổ, vì ba con còn trẻ, con ở với dì nên sống cho phải đạo...".

Hai tiếng dì ghẻ đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi khi tôi còn bé. Ngày đó hễ mỗi lần tôi làm việc gì đó không nên mẹ tôi thường nói: “Mẹ mà chết con sống với gì ghẻ chẳng được mấy ngày”. Câu nói đó đã ám ảnh trong tôi suốt một thời.

Mẹ tôi không may mắc căn bệnh hiểm nghèo, trước khi đi xa mẹ gọi tôi lại bên giường bệnh dặn dò đủ thứ chuyện. Nhưng tôi nhớ nhất câu mẹ nói trước khi tắt thở: “Mẹ chết con ở với dì ghẻ sẽ khổ, vì ba con còn trẻ, con ở với dì nên sống cho phải đạo, đừng làm điều gì đó để ba buồn”.

Lúc đó tôi ôm lấy mẹ tôi khóc lớn: “Con không ở với dì đâu, con chỉ ở với mẹ thôi! Mẹ đừng bỏ con mà đi”.

Năm tháng lặng lẽ trôi đi chuỗi ngày buồn bã của ba con tôi rồi cũng qua, nhưng trên bàn thờ mẹ lúc nào cũng đầy hương hoa bánh trái. Tôi đã học lên trung học phổ thông, ngoài những giờ đi học về nhà tôi chăm sóc ba chu đáo như thời mẹ còn sống, nhưng hình như ba vẫn có những nỗi buồn sâu lắng, mà tôi không tài nào hiểu nổi.

Một hôm ba gọi tôi đến rồi nói: “Con gái! Con rồi cũng phải đi học xa, ba cần có người giúp đỡ, không những hiện nay mà cả sau này nữa. Người xưa đã từng nói: “Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông”, vậy con nên hiểu cho ba”.

Nghe ba nói tôi đã khóc nhiều đêm liền. Hôm sau tôi nói với ba: “Nếu ba lấy vợ thì con sẽ bỏ nhà đi! Con không ở với dì ghẻ đâu”. Lúc đó ba tôi khóc thật sự.

Tôi nghĩ ba nói đúng vì tôi là con gái thế nào cũng lấy chồng, nếu lấy chồng gần thì không nói làm gì, còn nếu lấy chồng xa thì ba sẽ sống ra sao? Nghĩ đến đó tôi thấy thương ba vô cùng. Sáng hôm sau tôi xin lỗi ba vì đã làm ba buồn.

Dì Thu về với gia đình tôi sau một bữa cơm liên hoan nho nhỏ có đầy đủ bạn bè của ba mẹ tôi trước đây và cả bạn bè của dì Th. Vì thương ba nên tôi phải sống với dì nhưng thực tâm tôi luôn nghĩ: “Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.

Vậy cho nên tôi thường tỏ thái độ khó chịu với dì nhưng dì cũng chẳng lấy đó làm buồn, dì cũng chẳng bao giờ nói lại với ba tôi điều đó. Những lúc tôi hơi quá đáng, ba mắng thì dì lại lên tiếng bảo vệ tôi: “Con còn dại anh mắng con làm gì để con nó buồn”.

Một ngày tám tiếng dì làm việc ở cơ quan, về nhà mọi việc trong gia đình dì đều quán xuyến chu tất. Từ nấu ăn giặt giũ, chợ búa đến việc đối nội, đối ngoại, họ hàng trong làng ngoài xã mà dì vẫn vui. Thỉnh thoảng dì vẫn cho tôi mấy chục ngàn đồng để dằn túi tiêu vặt. Dì còn dạy tôi những điều thầm kín của người con gái mới lớn. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa tôi và dì biến đi lúc nào không hay.

Trước ngày tôi vào đại học, trong bữa cơm gia đình thân mật tôi đã khóc vì đã xa dì, xa ba. Tôi nói trong nước mắt: “Dì ơi! Bây giờ con coi dì như là mẹ của con rồi, hai tiếng dì ghẻ giờ đây với con nó không còn ghê gớm như con đã từng nghĩ nữa. Giờ đây dì đối với con như là một người mẹ đáng kính, đáng yêu, phải xa ba và dì con buồn lắm, con mong dì và ba luôn khỏe, sống hạnh phúc. Con có được như ngày hôm nay con cảm ơn dì nhiều lắm”.

Dì ôm tôi vào lòng những giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống bờ vai tôi ấm áp vô cùng.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất