| Hotline: 0983.970.780

Đi lên từ tay trắng

Thứ Tư 07/01/2015 , 08:10 (GMT+7)

Gia đình anh Nguyễn Xuân Tố ở thôn Đá Voi, xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) là một trong những điểm sáng vượt khó, nhờ chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả khiến nhiều người khâm phục.

Vượt qua khó khăn

Dừng chân tại km16 quốc lộ 70 đi thêm 3 km đường đất, xe nhảy chồm chồm trên lớp đá lổn nhổn, dẫn chúng tôi vào sâu bên trong là con đường mòn hai bên là đồi chè cằn cỗi. Cuối đường xuất hiện một ngôi nhà xây rộng rãi, khang trang vẫn còn thoảng mùi sơn, mùi vữa khuất mình dưới vườn bưởi xanh rì.

Thấy chúng tôi tới, anh Tố ra đón với khuôn mặt niềm nở. Không đi được như người bình thường, anh di chuyển bằng hai tay nhờ hai chiếc ghế gỗ nhỏ, mà chẳng cần sự giúp đỡ. Thân hình anh nhỏ bé ngồi lọt thỏm trên chiếc ghế, ánh mắt nhìn xa xăm.

Anh tâm sự với chúng tôi về cuộc đời: Từ nhỏ không được học hành nhiều, sau khi đi bộ đội anh rời quê từ Phú Thọ lên Yên Bái xin làm công nhân nhà máy chè Văn Hưng. Ở nơi đất khách quê người không người thân thích anh cũng trải qua nhiều khó khăn. Ngày đó làm không đủ ăn cứ 3 tháng công ty mới trả lương một lần, đói phải lên đồi đào khoai, tìm sắn ăn cho qua ngày.

Cuối cùng anh Tố cũng tìm được người để yêu thương, san sẻ những khó khăn cùng anh trong cuộc sống, đó là chị Nguyễn Thị Hoa. Hai người cùng là công nhân nhà máy chè, làm lương không đủ ăn. Anh chị thường xuyên phải vay chỗ nọ trả chỗ kia chi tiêu sinh hoạt hằng ngày và nuôi 3 người con, giờ các con cũng đã lớn và xây dựng gia đình.

Cứ nghĩ các con đã lớn biết tự lo liệu cái khó cũng dần qua. Nào ngờ năm 2011 anh bị tai nạn giao thông, với anh lúc đó ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.

Thế rồi anh cũng vượt qua nhưng đôi chân phải cắt bỏ vì bị xe cán nát. Là người “chân đi miệng nói tay hay làm” thời gian đầu anh cảm thấy chán nản và hụt hẫng tưởng chừng không có cách nào thoát khỏi.

Nhớ lại thời gian đầu, anh Tố tâm sự: “Tôi cũng không thể ngờ trong tích tắc mình mất đi cả hai chân, lúc đó như người tàn phế không thể giúp được gì cho vợ con. Suốt hai tháng trời nằm viện vết thương mới lành lại, mọi sinh hoạt hằng ngày tôi phải nhờ vợ giúp, muốn đi đâu vợ phải cõng, là trụ cột trong gia đình mà không làm được gì tôi cảm thấy chán nản.

Cũng may vợ tôi là người chịu thương, chịu khó, yêu thương chồng hết mực, các con thường xuyên động viên, thế rồi tôi cũng cảm thấy nguôi ngoai. Dần dần tôi bắt đầu tập đi lại bằng hai chiếc ghế gỗ, sinh hoạt hằng ngày không cần ai giúp như trước đây”.

Người dân ở thôn Đá Voi sống chủ yếu dựa vào cây chè, gia đình anh có gần 1 ha chè, hàng năm còn nhận thêm 5 ha của Cty CP chè Văn Hưng làm thêm. Từ ngày anh Tố bị tai nạn mọi việc nặng nhẹ đều do vợ anh là chị Hoa gánh vác.

Chị Nguyễn Thị Hoa nói nhỏ với chúng tôi sợ anh Tố chạnh lòng: “Thời gian trước nhận nhiều chè tôi cũng đi làm tối ngày, để chồng ở nhà thui thủi một mình với bốn góc tường nghĩ cũng tội. Lúc đó chưa đi lại được bằng hai chiếc ghế như bây giờ, đi đâu phải có người giúp. Nhiều hôm thấy chồng khóc một mình tôi thấy thương lắm”.

Cũng không muốn chồng ở nhà một mình, sợ những lúc cần không có ai giúp muốn làm quanh nhà để tiện chăm sóc anh. Sang năm 2012 hai vợ chồng cùng bàn nhau triển khai mô hình nuôi lợn nái và tận dụng diện tích đất vườn trồng cây ăn quả, trồng bưởi Đoan Hùng và bưởi Diễn.

Mọi việc không thuận lợi như lúc đầu anh chị dự định, anh Tố thở dài kể lại: “Mới đầu hai vợ chồng nuôi 8 con lợn nái và lấy giống để luôn lợn thịt. Hai lứa đầu 8 nái lợn sinh sản bình thường, mỗi nái trung bình được 10 con, đến lứa thứ ba 4 nái bị chết lưu tôi đành phải bán.

Vợ chồng anh Tố là một trong những điển hình vượt khó làm kinh tế giỏi ở xã miền núi này. Chia tay gia đình anh vào lúc xế chiều, cái lạnh càng thêm buốt, sương xuống dày hơn cuốn theo làn khói bếp mờ mờ trên những đồi chè trước mặt. Theo đường mòn cũ tôi về, thầm mong những dự định của gia đình anh sẽ suôn sẻ và sớm thành công…

Lúc đó thấy chán, thiết nghĩ cái khó cứ đeo bám chẳng bao giờ hết, càng nghĩ càng nản nhưng rồi vợ chồng động viên nhau vượt qua những lúc như vậy”.

Có công mài sắt

Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả của gia đình anh Tố đến giờ thu về gần 100 triệu đồng/năm. Có được mô hình kinh tế như ngày hôm nay anh Tố và chị Hoa cũng trải qua nhiều khó khăn.

Uống xong chén nước chè, anh Tố chia sẻ: “Để có diện tích chuồng nuôi rộng gần 200 m2 như bây giờ tôi phải tích cóp tiền làm ba lần mới xong, mỗi lần mở rộng trung bình khoảng 60 m2. Hai vợ chồng không có vốn đầu tư một lúc, mỗi năm chăn nuôi được lãi để ra xây thêm chuồng.

Năm 2013 gia đình tôi nhận dự án chăn nuôi lợn nái của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, được xã hỗ trợ 20 triệu đồng để đầu tư xây chuồng trại và con giống. Vừa rồi tôi xuất 95 con lợn thịt thu về cũng khoảng 60 - 70 triệu đồng.

09-13-45_nh-3
Vườn bưởi trồng xen chè nhà anh Tố

Tôi mua giống lợn nái chuẩn ở trại về nuôi, sau đó lấy giống đó nuôi để bán lợn thịt. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng cũng như số lượng, mua giống ngoài sợ bị dịch bệnh. Hiện giờ gia đình nuôi 4 con lợn nái và 15 con lợn thịt".

Nhà có sẵn 100 gốc bưởi, trong đó có 15 gốc bưởi Diễn và 85 gốc bưởi Đoan Hùng. Hai năm gần đây anh để ý chăm sóc, tận dụng được nguồn phân tưới vừa rồi thu về từ vườn bưởi tròn 20 triệu đồng. Vợ chồng anh đang mở rộng diện tích đất sau nhà để năm sau xây chuồng nuôi gà.

Chị Hoa tâm sự: “Nhà không có tiền thuê người đánh đất, hai vợ chồng cứ tức tắc đến cuối năm kiểu gì cũng xong để xây. Chồng tôi cũng cùng làm, tuy không nhanh được như người bình thường nhưng việc gì cũng làm được. Hai vợ chồng động viên nhau cuối cùng những khó khăn rồi cũng qua đi.

Từ ngày tôi làm ít chè, mà tập trung vào chăn nuôi chăm cây ăn quả, chồng tôi ở nhà cũng giúp được nhiều việc anh vui hẳn tôi lên. Dự định năm tới vợ chồng tôi sẽ nuôi 10 con lợn nái, 100 con lợn thịt, xây thêm chuồng nuôi gia cầm và trồng thêm 200 gốc bưởi”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm