| Hotline: 0983.970.780

Di sản chiến tranh: Thân phận con lai

Thứ Năm 23/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Mang hai dòng máu Mỹ-Việt, trong một thời gian dài sau chiến tranh, họ bị chối bỏ, ngay cả mẹ và sau này là cha ruột./ Cha con nhận nhau sau 40 năm

Cô gái quán bar đem lòng yêu, hay đại loại vậy, một sỹ quan Mỹ tên là Jackson, đóng quân ở căn cứ Long Bình, gần Sài Gòn. Đó là năm 1967.

Họ thuê nhà trên phố và cứ chiều chiều, viên sỹ quan Mỹ lái xe Jeep đến đón cô, Nguyen Thi Canh. Rồi một đứa bé trai ra đời. Cảnh ấm cúng ấy chẳng kéo dài lâu. Cuối cùng, Canh ôm con và một mớ tiền của anh sỹ quan, quay về với chồng cũ, người đã có với cô bảy con. Cả nhà rời Sài Gòn, trở lại quê ở miền Tây.

Ghẻ lạnh

Cậu bé con lai, được đặt tên là Dang Van Son, lớn lên trong sự ghẻ lạnh của cha dượng và luôn tự hỏi vì sao cậu bị phân biệt đối xử so với các anh chị cùng mẹ. Một lần, sau trận đòn đau, Son được một bà cô cho hay, lý do cậu bị ghét là vì cha cậu là một lính Mỹ.

Nhớ lại chi tiết này, sau hơn 30 năm, Son vẫn không kìm được nước mắt. Sau khi mẹ mất vào năm 2000, Son lên Sài Gòn với ba chục ngàn đồng trong túi, làm đủ mọi việc cực nhọc để kiếm sống. Anh cuối cùng cũng tiết kiệm đủ tiền để mở một tiệm SX và buôn bán phấn cho thợ may. Công việc tiến triển khá tốt.

Son sống với vợ, con trai và con gái trong khu phố nhỏ gần cửa hàng. Anh tin chắc cuộc sống của con cái sẽ dễ dàng hơn. Ngân, con gái anh thỉnh thoảng bị trêu chọc vì mái tóc xoăn của cô, tuy nhiên không ai có ý phân biệt chủng tộc. Năm nay 19 tuổi, cô đang học đại học ngành du lịch.

Dang Van Son là ví dụ hiếm hoi về sự thành công của những người con lai. Nhiều người khác không được may mắn như Son.

10-55-21_dng-vn-son
Ông Dang Van Son

Lần đầu tiên Nguyen Thanh An nhìn thấy người vợ tương lai, Thuy, bán nước ngọt ở bãi biển 15 năm trước, anh biết ngay cô là con lai, giống như anh. Hoàn cảnh tương đồng, cùng là thân phận con lai, cuộc sống khó khăn, hai người dần gắn bó và cuối cùng lấy nhau năm 2007, có một con trai. “Có nhiều điều để nói lắm. Chúng tôi có chung quá khứ, có chung cảm xúc”, An, thợ cơ khí 45 tuổi ở Bình Dương nói.

Sau năm 1975, An được cho đi làm con nuôi. Mẹ An qua đời còn nhiều người trong gia đình rời Việt Nam. An nói cha mẹ nuôi rất ác và thường xuyên có ý định bán cậu cho các gia đình muốn rời Việt Nam qua Mỹ theo diện hồi hương con lai Mỹ. An trốn khỏi gia đình bố mẹ nuôi và sống hoặc trong cô nhi viện hoặc lang thang đường phố.

Còn vợ An, Le Thi My Thuy sau nhiều biến cố đã cùng mẹ kiếm được việc làm ở chợ cá. Công việc của họ là phụ giúp vận chuyển cá. An và Thuy gần như không biết gì về cha họ, cho dù họ tin chắc rằng họ là con của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng họ không có bằng chứng gì chứng minh.

Hai vợ chồng An, Thuy sống cùng con trai trong căn hộ nhỏ thuộc một khu công nghiệp cách TP.HCM hai giờ xe chạy. Chồng làm thợ cơ khí, vợ bán tạp hóa trước cửa chung cư. “Cuộc sống vẫn còn khó khăn nhưng chúng tôi không có ai thân thích, chúng tôi chia sẻ khó khăn với nhau”.

An và Thuy tuy không tìm thấy cha nhưng dù gì vẫn không cay đắng như Tran Thi Huong, có tên Mỹ là Sandy. Sandy là tên cha cô, một trung sỹ người Mỹ đặt cho trước khi ông ta rời căn cứ không quân ở Cam Ranh (Khánh Hòa) năm 1969, bỏ lại bạn gái người Việt và đứa con mới sinh. Ông ta cũng tỏ ra vui mừng khi con gái ra đời. Nhưng ông ta bỏ đi không một lời tạm biệt.

Bị chối bỏ

Tấm ảnh chụp Sandy cùng cha là thứ duy nhất cô có. Đây được xem là tấm vé để người nhà Sandy qua Mỹ tìm lại người cha cho cô. Cuối cùng, bức ảnh đến tay anh họ Sandy là Anh Tran, làm nghề tổ chức sự kiện ở Philadelphia. Năm ngoái, Tran bắt đầu tìm kiếm cha của Sandy.

10-55-21_sndy-v-me
Sandy và mẹ

10-55-21_sndy-v-ch
Sandy lúc mới sinh và người cha

Sandy biết tên cha nhưng chỉ có thế mà thôi. Với sự giúp đỡ của một tổ chức tình nguyện, sau ba tháng, Sandy biết được địa chỉ của người cha. Ông ta đang sống ở Cleveland.

Cho dù các con gái của người cựu quân nhân Mỹ cuối cùng cũng xác nhận người trong ảnh là cha mình và chào đón đứa em cùng cha khác mẹ cách nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, người cha hầu như không nói gì và cũng không liên lạc với Sandy.

Kết cục này rất phổ biến với những đứa con lai: Chỉ 3% trong số con lai qua Mỹ tái hợp được với cha họ, theo một báo cáo của chính phủ Mỹ. Nhiều người cha không muốn bị tìm thấy hoặc đơn giản là muốn quên đi một quãng đời mà họ không muốn nhắc đến.

Sandy, 45 tuổi, thường dậy sớm ra biển mò ốc khi thủy triều xuống. Cô chế biến ốc để bán cho khách trong cái quán nhỏ trước nhà mình ở Cam Ranh. Quán của Sandy trở thành nơi hàng xóm tụ tập, thưởng thức các món ốc và nhiều món khác. Mẹ cô cũng sống ở gần đó.

Sandy biết rằng anh họ cô đã tìm thấy cha cô, nhưng cuộc sống của cô không có nhiều thay đổi sau sự kiện ấy. “Tôi thực sự muốn được gặp cha”, Sandy nói nhỏ. “Nhưng không biết ông ấy có chịu đến gặp tôi không?” (Hết).

(theo Washington Post)

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).