| Hotline: 0983.970.780

Đi về nơi xa lắm

Thứ Tư 12/09/2012 , 10:12 (GMT+7)

Vì sự quyết định về mặt giá trị sản phẩm cũ và mới không được phân biệt rõ ràng nên nhiều nông hộ lại quay về với phương pháp canh tác truyền thống.

2 trong 4 tiêu chí cốt lõi của chương trình đào tạo nghề cho LĐNT là nông dân áp dụng đúng quy trình SX và sản phẩm sau đào tạo được tiêu thụ tốt. Đem 2 tiêu chí trên để "soi" vào hàng trăm lớp dạy nghề SX, chế biến chè cho nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ khiến nhiều người trăn trở: Đào tạo để làm gì?

>> Đào tạo theo nhu cầu
>> Dạy nghề không chạy theo số lượng
>> Có đầu ra, mới mở lớp
>> Cần nghề này, học nghề khác
>> Nghề cần thì không người học

Bị bỏ rơi?

Là thủ phủ của cây chè, Thái Nguyên có trên 18.000 ha chè cho sản lượng trên 180 nghìn tấn/năm. Toàn tỉnh có 66.000 hộ dân trồng chè, trong đó có 54.000 hộ chế biến, bình quân mỗi hộ có từ 3-5 sào chè. Sự manh mún trong SX như vậy đã tạo sự hình thành những "nương chè mini" cũng như những quy trình SX mini.

Bà Nguyễn Thị Ngà, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho biết, nghề làm chè truyền thống của nông dân không đặt ra yêu cầu phải đào tạo mới mà là đào tạo bán phần, chuyển giao TBKT mới, hiện đại hoặc một quy trình để nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm chè. Từ thực tế đó, các lớp đào tạo cho nông dân phần lớn là học nghề SX, chế biến chè an toàn.

Không ai phủ nhận sự cần thiết ngay từ tiêu đề thành lập lớp học. Điều quan trọng nhất là việc giám sát tận gốc sau đào tạo của các cơ sở dạy nghề gần như bỏ trống. Trung tâm Dạy nghề & hỗ trợ việc làm cho nông dân (Hội Nông dân tỉnh) đã mở các lớp dạy nghề SX và chế biến chè an toàn, song cũng chưa thực hiện được yêu cầu trên.

Vậy nên, sau khi được đào tạo, người nông dân phải tự bươn trải với kiến thức mới, quy trình SX mới cũng như sản phẩm mới. Không có tư vấn sau đào tạo, không có “bà đỡ” đứng ra khâu nối tạo thành chuỗi giá trị khẳng định chất lượng của sản phẩm chè mới. Vì sự quyết định về mặt giá trị sản phẩm cũ và mới không được phân biệt rõ ràng nên nhiều nông hộ lại quay về với phương pháp canh tác truyền thống.

Rõ ràng, hiệu quả của việc đào tạo được ghi nhận là người nông dân biết về một quy trình làm chè mới chứ không phải áp dụng quy trình đó vào SX bền vững để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Từ lập luận trên, bà Ngà cho rằng đào tạo nghề cho nông dân không phải là việc chuyển giao kiến thức đơn thuần mà phải gắn với việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu cứ dạy nghề theo đề án, theo kế hoạch mà bà con lại được hỗ trợ tiền thì hiệu quả thiết thực của công tác dạy nghề rất hạn chế.

Không đào tạo tràn lan

Ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Nguyên:

Trên cơ sở quy hoạch vùng SX chè an toàn và đề án phát triển chè của tỉnh, công tác đào tạo nông dân làm chè sẽ được thay đổi theo định hướng không đào tạo tràn lan. Đồng thời, phải có một cơ chế chính sách hỗ trợ sau đào tạo, gắn với tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo hành lang pháp lý trong quản lý, tổ chức SX chè.

Tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 50 cơ sở dạy nghề. Ông Nguyễn Thanh Phương. Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đồng Hỷ cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều các cơ sở, đơn vị ồ ạt tiến hành tổ chức các lớp dạy nghề SX, chế biến chè cho nông dân. Ngoài  trung tâm dạy nghề của các tổ chức hội, đoàn thể, còn có các lớp học theo chương trình của Ban Dân tộc, cơ quan xuất nhập khẩu và của Trung tâm Dạy nghề huyện. Thông thường mỗi lớp học có khoảng 30 học viên, thường là người trong một xóm. Có 1 lớp đang được tổ chức mà học viên lại không phải là chủ hộ. Thực tế đó rất khó mang lại hiệu quả đào tạo.

Ông Nguyễn Bá Định, GĐ Trung tâm Dạy nghề huyện Đồng Hỷ cho biết, trong 5 năm qua, trung tâm đã mở tới 54 lớp dạy nghề SX và chế biến chè cho nông dân. Là người đã tham gia lớp đào tạo của trung tâm, ông Phạm Văn Ánh, xóm Cà phê 1, xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ cho biết: "Khi thấy trung tâm mở lớp dạy nghề SX chè an toàn thì bà con hăng hái tham gia. "Xóm nằm trong vùng chè Trại Cài nổi tiếng nên bà con có nhiều kinh nghiệm SX. Vì vậy, giảng viên phải lược bỏ nhiều nội dung để khóa đào tạo được rút từ 3 tháng xuống còn 7 buổi. Tuy nhiên, những kiến thức mà bà con nắm bắt được lại thật khó áp dụng vì nó xa rời thực tế".

Ông Ánh ví dụ, để làm chè an toàn thì ngay lập tức phải có một nguồn đầu tư không nhỏ thực hiện cải tạo giống, thiết kế nương chè, mua sắm trang thiết bị chế biến bảo quản hiện đại như lò sấy, máy hút chân không, máy đóng gói… Ông Phùng Học Đạt, một nông dân khác được đào tạo nghề cho rằng: "Dở nhất là nếu mình làm đúng quy trình thì có ai bao tiêu, bảo hộ sản phẩm cho mình đâu? Mang sản phẩm làm theo quy trình mới bằng thật ra chợ đen để cạnh tranh thì lại thua các loại chè khác. Vậy nên, kiến thức duy nhất mà tôi học được áp dụng vào SX là tính thời gian thu hoạch để hạn chế tối đa dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm".

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất