| Hotline: 0983.970.780

Địa chỉ dạy nghề hàng đầu Tây Bắc

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:48 (GMT+7)

Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên cũng như cơ sở vật chất của trường đã cơ bản ổn định, đủ điều kiện giảng dạy và thực hành.

Giờ học thực hành của lớp công nghệ ô tô Trường CĐNCĐTB

Nằm cách trung tâm thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình hơn 1km, trải qua bao thăng trầm khó khăn chồng chất tưởng chừng như không thể khắc phục, toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Công nhân Cơ khí lái máy khai hoang đã chung sức gây dựng nên ngôi Trường CĐ Nghề Cơ điện Tây Bắc (CĐNCĐTB) đàng hoàng, to đẹp như ngày hôm nay.

Thành lập từ những năm cuối của thập niên 60 với tên gọi Trường Công nhân Cơ khí lái máy khai hoang trực thuộc Bộ Nông trường (cũ) có nhiệm vụ hết sức quan trọng lúc bấy giờ là đào tạo, bổ túc công nhân lái máy nông nghiệp, khai hoang, thủy lợi góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta. Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất của trường chỉ có duy nhất một máy khai hoang và một xưởng cơ khí với quy mô rất nhỏ. Các phòng học, nhà xưởng đều là tranh tre nứa lá, chương trình, giáo án tài liệu học tập gần như lại chưa có nên khó khăn gặp phải là vô cùng nặng nề.

Bước sang thời khi đổi mới sau ngày đất nước hòa bình, lúc bấy giờ đất nước ta còn đang chìm trong thời kỳ bao cấp khó khăn. Mặc dù đã được Thủ tướng Chính phủ lúc đó phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ năm 1974 nhưng chưa có nguồn kinh phí. Đơn vị chủ quản của trường lại có chủ trương chuyển địa điểm trường về Sơn Tây nên không thể thực hiện được nên cơ sở vật chất vốn nghèo nàn của nhà trường ngày một xuống cấp trầm trọng.

Đứng trước khó khăn quyết định đến vận mệnh của trường đó, tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh của Trường CĐNCĐTB đã đồng lòng dốc sức vượt khó. Tổ chức học tập kết hợp với sản xuất; san ủi mặt bằng, đóng gạch, khai thác đá, nung vôi để tự túc nguồn vật liệu xây dựng phòng học, nhà xưởng. Phối hợp với với trạm cơ khí nông nghiệp ở một số HTX, các địa phương tổ chức cho học sinh trực tiếp thực tập lái máy kết hợp sản xuất ngay tại địa bàn cơ sở góp phần nâng cao kỹ năng hành nghề cho học sinh giáo viên giúp ổn định và nâng cao đời sống.

Vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất, đến đầu những năm 90, một lần nữa Trường CĐNCĐTB đứng trước một khó khăn thách thức mới. Do nằm trong diện sắp xếp, bố trí lại các trường của Liên hiệp các Xí nghiệp Cơ điện nên chỉ tiêu tuyển sinh và kinh phí của nhà trường rất hạn hẹp. Trước bài toán đó, nhà trường đã hạ quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trọng tâm của mình cũng như sự tồn tại của trường. Vừa mở rộng quy mô đào tạo vừa đảm bảo chất lượng, mở thêm các nghề mới theo nhu cầu của sản xuất nhằm căn đối thu chi.

Đã có hơn 30 năm gắn bó với Trường CĐNCĐTB, Hiệu trưởng Nguyễn Đức Thắng không khỏi bồi hồi khi nhớ lại những mốc lịch sử đáng nhớ của trường khi xưa. Thầy cho biết, từ năm 1996, sau khi Trường CĐNCĐTB được giao cho Bộ NN- PTNT trực tiếp quản lý, đây là điều kiện quan trọng thuận lợi nhất cho Trường CĐNCĐTB phát triển được đàng hoàng như ngày hôm nay. Với những cố gắng đáng được ghi nhận đó, tháng 2/2007 trường được nâng cấp lên thành Trường Trung cấp Nghề Cơ điện Tây Bắc và lên Trường CĐNCĐTB tháng 10/2009.

Đến nay nhà trường đã mở rộng quy mô đào tạo lên 11 nghề gồm: công nghiệp ôtô, hàn, cơ điện nông thôn và kỹ thuật máy nông nghiệp, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện tử công nghiệp, vận hành máy thi công – nền, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy vi tính, tin học văn phòng, kế toán doanh nghiệp, cấp thoát nước…
Hiệu trưởng Nguyễn Đức Thắng khẳng định: Trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên cũng như cơ sở vật chất, thiết bị máy móc của nhà trường đã cơ bản ổn định đủ điều kiện để giảng dạy và thực hành cho sinh viên. Song, bản thân nhà trường vẫn không lơ là chủ quan bởi những khó khăn còn phải khắc phục trước mắt là khá lớn. Do vị trí địa lí nằm ở vùng sâu, vùng xa, xung quanh là núi đá, đường sá đi lại khó, ít các nhà máy, xí nghiệp gây khó khăn cho công tác thực tập và xin việc của sinh viên.

Đặc biệt, chiếm hơn 50% số học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông… nên công tác giảng dạy của thầy, cô nơi đây cũng khó khăn hơn các trường ở địa phương khác rất nhiều. Điều trăn trở nữa là nghề cơ điện nông thôn và kỹ thuật máy nông nghiệp từ 2 năm nay không có người học dẫn tới số trang thiết bị của nhà trường hiện phải bỏ không rất lãng phí mà chưa tìm được phương án khắc phục.

Vất vả là vậy, song nhiều năm qua, tỉ lệ có công ăn việc làm ổn định của học sinh khi ra trường vẫn ở mức trên 80%. Tay nghề của học viên tốt nghiệp ở mức khá cao, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các đơn vị tuyển dụng. Trên cơ sở những kết quả đạt được đó, tập thể cán bộ nhà trường một lần nữa quyết đồng lòng, chung sức hoàn thành mục tiêu xây dựng Trường CĐNCĐTB thành một địa chỉ dạy nghề có chất lượng hàng đầu ở khu vực Tây Bắc.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất