| Hotline: 0983.970.780

Địa chỉ tin cậy của nông dân

Thứ Sáu 05/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

Bà con nông dân ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ lâu đã quen gọi anh Nguyễn Văn Phó (SN 1970) chủ cửa hàng VTNT Thành Phó bằng cái tên trìu mến “anh ba lúa lai”.

Anh Nguyễn Văn Phó bên giống lúa lai 182 của Cty CP Giống cây trồng miền Nam mang lại hiệu quả cao cho nông dân

Bà con nông dân ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ lâu đã quen gọi anh Nguyễn Văn Phó (SN 1970) chủ cửa hàng VTNT Thành Phó bằng cái tên trìu mến “anh ba lúa lai”.

Sở dĩ người ta gọi như vậy là để ghi nhận cái công của anh đã đem giống lúa mới (lúa 182 của Cty CP Giống cây trồng miền Nam) về làm giàu cho người dân địa phương nơi đây.

Cụm từ “anh ba lúa lai” mà bà con dành tặng cho anh Phó quả là không sai, vì hơn 15 năm mở cửa hàng VTNT, cũng là ngần ấy thời gian anh Phó bỏ tiền của và công sức ra đầu tư cho người dân phát triển bền vững cùng cây lúa. Cũng chính vì thế mà trong nhiều năm qua cửa hàng VTNN của anh không chỉ có bà con trong vùng biết đến mà còn được bà con ở nhiều địa phương khác, thậm chí là ở các tỉnh lân cận tìm đến.

Hôm chúng tôi tìm đến, tại cửa hàng của anh Phó có rất đông bà con địa phương đến thanh toán tiền mua lúa giống và VTNN sau khi đã thu hoạch xong vụ lúa. Tiếp chúng tôi, ông chủ cửa hàng VTNN Thành Phó cười hiền cho biết, cảm thấy vui vì việc làm hiện tại của mình. Vì nó không chỉ đem lại thu nhập chính đáng cho gia đình anh mà còn giúp đỡ được cho rất nhiều người.

Anh Phó chia sẻ: “Mình cũng xuất thân từ gia đình nông dân nên mình hiểu rất rõ sự cực nhọc của người trồng lúa. Vất vả quanh năm chỉ mong sao đến vụ mùa thu hoạch trúng đậm, ăn chắc. Cũng chính vì vậy khi mình có cái ăn thì mình cũng cần nên hỗ trợ cho bà con lối xóm để cùng nhau phát triển”.

Xuất phát từ ý nghĩ đó mà suốt mấy chục năm qua anh Phó đã bỏ tiền của đầu tư ở tất cả các khâu như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu…cho bà con nông dân đến khi nào thu hoạch lúa mới hoàn trả lại tiền vốn. Không chỉ có thế, mấy năm gần đây anh Phó còn mang về giống lúa 182 giúp cho bà con ở địa phương này liên tục có những vụ mùa bội thu.

Nhớ lại những ngày tháng cất công đi tìm ra giống lúa chịu phèn mặn cao, phù hợp với tính đặc thù của vùng đất ở địa phương mình. Anh Phó kể: “Sau nhiều năm cung cấp các giống lúa thuần cho bà con như 4900, 5451, 6976… tôi thấy hiệu quả mang lại chưa cao. Mà điều đặc biệt là các giống lúa thuần này không thể trồng được ở những vùng đất phát triển một vụ lúa, một vụ tôm. Nên tôi nghĩ chắc phải có một giống lúa mới phù hợp với điều kiện đất đai ở đây mà mình chưa biết. Sau nhiều lần cất công đi đến nhiều nơi để tìm hiểu, có lần khi đến Cần Thơ tôi may mắn gặp được kỹ sư Hồ Minh Công (nhân viên Cty CP Giống cây trồng miền Nam).

Khi nghe anh Công giới thiệu về giống lúa 182 có thể chịu được độ mặn đến 5 phần ngàn. Mừng quá, thế là mấy ngày sau đó tôi làm liều liên hệ trực tiếp với Cty CP Giống cây trồng miền Nam đăng ký làm đại lý để nhập lúa 182 về cho người dân trồng thử nghiệm. Không ngờ kết quả mang lại quá lớn, 182 cũng nhờ vậy mà trở thành “người bạn” thân thiết của người dân xứ này”.

Chị Cao Thanh Thúy (vợ anh Phó) nhớ lại khoảng thời gian mất ăn, mất ngủ vì quyết định của chồng: “Từ xưa, bà con ở đây ai cũng quen SX các giống lùa thuần nên khi ổng (anh Phó) nhập mấy tấn lúa 182 đem về, ban đầu không ai thèm ngó ngàn đến. Lúc đó tôi đứng ngồi không yên, vậy mà ổng nói tỉnh queo: “Bà đợi rồi xem giống lúa 182 này sẽ làm giàu cho người dân vùng mình”. Lúc đó tôi không nghĩ lời nói của ổng là đúng nhưng bây giờ thì đã tin”, chị Thúy cười tươi kể lại.

Khi mới đem giống lúa 182 về, vừa bán chịu lại vừ tốn công lặn lội đồng ruộng để hướng dẫn cho bà con. Thấy vậy cũng không ít người nói anh Phó “dại”, có tiền đem gởi ngân hàng lấy lời ăn không sướng sao mà phải mở cửa hàng VTNT đầu tư cho bà con mà lại còn tốn công. Nhưng cho đến hôm nay thì những lời ra tiếng vào ấy đã không còn, mà trái lại người ta còn khen ngợi anh hết lời.

Nói về cái công của “anh ba lúa lai”, lão nông Lê Văn Hiền, ngụ cùng địa phương này khẳng định: “Cũng nhờ có anh Phó mà bà con ở đây mới biết đến giống lúa 182 tốt như vậy. Còn nhớ lần đầu ảnh đem giống lúa này về kêu tôi và bà con trồng thử. Ban đầu tôi cũng e ngại vì không biết kết quả thực hư thế nào. Nhưng ảnh quả quyết trồng giống lúa này sẽ ăn chắc nên tôi cũng làm theo. Thế là mấy ngày sau đó ảnh luôn trực chiến bên ruộng lúa của nhà tôi bà các ruộng lúa khác để hướng dẫn cách trồng, cách chăm sóc…Nhờ vậy mà vụ lúa năm đó tôi thu hoạch hơn 8 tấn/ha”.

Ở thời điểm kinh tế khó khăn, làm ăn cạnh tranh như hiện tại, nhưng cửa hàng VTNT Thành Phó vẫn bán ra hơn 100 tấn lúa các loại (trong đó lúa lại chiếm 2/3) và gần 100 tấn phân bón/năm. Ông Thái Thanh Sơn, một người gắn bó với giống lúa 182 nhiều năm qua nhận định, cửa hàng VTNT của anh Phó có thể tiêu thụ được sản lượng lúa giống và phân bón lớn như vậy là vì cách làm ăn của anh Phó rất phù hợp với nông dân. Bán giá cả phù hợp, không chạy theo lợi nhuận mà còn đầu tư dài hạn cho bà con. Chẳng hạn như như lúa lai 182 hiện tại dù bán chịu hay tiền mặt thì cửa hàng của “anh ba lúa lai” vẫn với giá 80 ngàn đồng/kg giống.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm