| Hotline: 0983.970.780

"Địa ngục" ly thân

Thứ Hai 07/10/2013 , 10:29 (GMT+7)

Đã gần 20 năm nay, chị Lê Thị Hà và anh Nguyễn Văn Tư (đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) ly thân nhưng vẫn sống cùng nhau trong một ngôi nhà.

Đã gần 20 năm nay, chị Lê Thị Hà và anh Nguyễn Văn Tư (đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội) ly thân nhưng vẫn sống cùng nhau trong một ngôi nhà.

Đáng lẽ ra hai ông bà đã ra tòa chia tay nhau từ lâu, nhưng vì đứa con trai nhỏ là sợi dây ràng buộc chút ít nghĩa tình chồng vợ đã một thời tay ấp má kề nên họ mới chấp nhận sống cùng nhau trong một ngôi nhà…

Anh Tư vốn là giáo viên của một trường cấp 3 trong địa bàn, lại thường xuyên được bầu chọn là giáo viên ưu tú, cộng với tính cách nhỏ nhẹ, trầm, luôn điềm đạm và cư xử với đồng nghiệp, học sinh lúc nào cũng mẫu mực. Trái ngược với anh, chị vợ Lê Thị Hà làm nghề buôn bán kết hợp nội trợ tại cửa hàng của gia đình thì lại là một người đáo để, tính luôn nóng nảy, nói to, hay mất lòng người khác. Theo như anh Tư kể với bạn bè thì sở dĩ hai người đến với nhau là do ngày còn trẻ, vợ anh sống gần nhà, chị lại là người có sắc nên có khá nhiều chàng trai tán. Thấy anh Tư là người hiền lành nên bố mẹ chị Hà đã “chấm” để rồi anh và chị đã nên vợ chồng.

Sống với nhau được 4 năm, và có một thằng con trai thì giữa hai người nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, từ cách sống cho đến tính khí… nên cuộc sống tình cảm vợ chồng dần nguội lạnh. Hầu như cứ dăm ba ngày lại có một trận hàng xóm phải “nhức đầu” vì các cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng và mọi người cũng chỉ nghe thấy tiếng vợ ông gào to, the thé văng tục, chửi bới om xòm, chứ tuyệt nhiên ít thấy anh to tiếng gì cả. Hàng xóm thừa hiểu gia cảnh nhà họ và mọi người đều biết và nói anh Tư là nhà giáo nên mọi cư xử đều mẫu mực, anh là người hiền từ, chất phác…, chứ bà vợ thì ghê gớm quá…

Sau 4 năm tạm gọi là hạnh phúc ấy, hai vợ chồng anh bắt đầu bước vào cuộc sống ly thân khi anh Tư không muốn ra tòa giải thoát cho nhau vì thực tình anh không muốn con trai mình phải khổ, phải thiếu hụt tình cảm. Hơn nữa, là nhà giáo nên anh cũng không đành lòng để mọi người, đồng nghiệp nhìn vào gia cảnh ly tán nên anh âm thầm chịu đựng để “sống chung” với người vợ mà có cũng như không ấy. Với chị Hà thì dẫu có rất nhiều người đàn ông theo đuổi nhưng chị chỉ “qua đường” thoang thoảng tình cảm với họ thôi, chứ cũng không muốn bỏ chồng, bởi trong chị cũng có hình ảnh của đứa con trai còn nhỏ dại.

Cuộc sống lý thân của vợ chồng lúc nào cũng nặng nề, trừ lúc anh đi đến trường, hay đi đâu đó, chứ cứ về đến nhà là anh lại nhận được những lời mắng chó, chửi mèo. Nhiều khi vợ anh còn mang con ra chửi, dẫu thằng bé không làm gì nên tội, và anh thừa hiểu rằng chị ấy chửi con là gián tiếp chửi sang mình. Bị nghe chửi đổng như vậy quá quen tai rồi nên anh Tư luôn tỏ ra là một người bị điếc. Trong nhà chẳng bao giờ có lấy một lời chào hỏi, hay một nụ cười giữa hai vợ chồng. Hai vợ chồng vẫn ăn cùng mâm, nhưng… ngủ riêng giường, bởi cuộc sống ly thân giữa hai người là tuyệt đối không có chuyện quan hệ vợ chồng đúng nghĩa nữa. Vợ anh vẫn lo sửa soạn cơm nước ngày 2 bữa bình thường, và đến bữa chỉ có thằng con mời bố vào ăn cơm thôi chứ không bao giờ đếm xỉa mời mọc gì. Nếu con đi học, cơm dọn ra thì chị cứ ăn, xong úp lồng bàn lại và khi nào anh thấy đói tự mò dậy mà ăn…

Vì ăn chung nên anh vẫn phải có trách nhiệm tiền đóng gạo góp hàng tháng cho vợ. Ngoài ra, tiền đóng học cho con, tiền nuôi nấng con tháng nào anh Tư cũng luôn làm tròn trách nhiệm. Hàng tháng, cứ đến kỳ phải “nộp thuế” hễ anh đưa tiền ngay thì thôi, chứ chậm một vài ngày là chị “đòi” luôn. Việc đòi tiền của chồng đưa giữa không giống như các đôi vợ chồng có tình cảm bình thường, mà chị Hà thưởng nói bâng quơ: “Tiền hết, gạo hết không có tiền thì ăn bằng gì đây!”. Hay khi con đến kỳ đóng học phí, mua quần áo, sách vở mà nó xin mẹ thì lập tức vợ quát: “Mày đi mà xin thằng bố mày ấy, chứ tao làm gì có tiền đâu mà cho suốt được!”.

Sống ly thân như vậy nên chuyện chị Hà đi lại tình cảm với ai, ở đâu anh Tư không quan tâm, và cũng không bao giờ có cảm giác ghen tuông. Vợ anh vốn là người đàn bà đa tình nên chuyện thi thoảng vắng nhà một vài ngày và nói là “về quê”, hay đi đâu đó… là khá thường xuyên. Anh mặc kệ, thậm chí nhiều khi muốn chị ấy đi khỏi nhà để anh có những giây phút thoải mái hơn. Với anh Tư, chuyện cặp bồ hay ngoại tình với ai đó tuyệt nhiên là không bao giờ có khái niệm hay ý nghĩ, vì tính cách của anh không thích, hơn nữa là nhà giáo thì chuyện trai, gái bồ bịch ngoài vợ chồng là khó lòng chấp nhận được. Vì vậy nên anh gần như sống cuộc sống của một nhà tu hành.

Khi con trai đã lớn khôn và xây dựng gia đình, dẫu hai người đã lớn tuổi nhưng cuộc sống ly thân vẫn tiếp diễn và còn nặng nề, phức tạp hơn vì giai đoạn này "ông" đã nghỉ hưu nên gần như cả ngày ở phải đối mặt với "bà". Đứa con trai của "ông bà" đã nhiều lần làm trung gian hòa giải để bố mẹ “làm lành” nhưng chuyện đó là không thể vì giữa hai người đã có một khoảng cách, một vết hằn thù ghét nhau từ quá lâu rồi.

Chuyện ly thân mà vẫn sống chung trong một ngôi nhà như vợ chồng "ông Tư, bà Hà" ở câu chuyện trên của thời xưa còn có, dẫu không nhiều, nhưng vào thời buổi này thì quá hiếm, vì thông thường khi tình cảm giữa hai vợ chồng… không còn gì, họ tìm cách giải thoát cho nhau bằng cách ra tòa. Khi ra tòa xong, ai đi đường nấy, mỗi người tìm cho mình một hạnh phúc mới và người phải chịu khổ chính là những đứa con của họ, khi chúng được sống với mẹ thì lại thiếu bóng dáng, sự chăm bẵm của cha và ngược lại…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm