| Hotline: 0983.970.780

Dịch cúm gia cầm “hạ nhiệt”

Thứ Tư 12/03/2014 , 10:04 (GMT+7)

Trong vòng 1 tuần qua, cả nước có 11 tỉnh đã hết dịch. Số lượng các ổ dịch trên cả nước cũng giảm nhanh.

Tình hình dịch cúm gia cầm (CGC) đang có dấu hiệu giảm khi trong vòng 1 tuần qua, cả nước có 11 tỉnh đã hết dịch. Số lượng các ổ dịch trên cả nước cũng giảm nhanh. Đây là tín hiệu trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi đang hết sức thảm hại.

Báo cáo của Cục Thú y tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch CGC hôm qua (11/3) cho biết trong vòng một tuần trở lại đây, diễn biến dịch CGC đã có chiều hướng “hạ nhiệt” rõ rệt khi hiện tại đã có 11 tỉnh hết dịch (ổ dịch cũ đã qua 21 ngày) gồm: Phú Thọ, Phú Yên, Bình Định, Quảng Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Lào Cai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương và Hà Tĩnh.

Như vậy đến nay, cả nước chỉ còn 13 tỉnh, thành phố có dịch CGC chưa qua 21 ngày (gồm Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, Khánh Hòa, Gia Lai, Nghệ An, Hải Dương và Hưng Yên), với tổng số gia cầm mắc bệnh hơn 90 nghìn con và 102 nghìn con đã tiêu hủy.

Trong khi dịch CGC chưa hết căng thẳng, Cục Chăn nuôi cho biết giá các sản phẩm chăn nuôi vẫn đang hết sức thê thảm, người chăn nuôi đang kiệt quệ vì giá các sản phẩm gia cầm đều đang thấp sâu so với giá thành. Cụ thể, giá giống gà công nghiệp hiện vẫn chỉ 1.000 đ/con, giá gà giống lông màu 3.000 đ/con. Giá gà thịt (công nghiệp) hiện vẫn đang ở đáy với khoảng 27 – 28 nghìn đồng/kg; trứng gà công nghiệp chỉ 1.200 – 1.400 đ/quả. Hầu hết các sản phẩm gia cầm vẫn chưa có tín hiệu tăng trở lại.

Trong vòng một tuần qua, mặc dù cả nước vẫn có 2 tỉnh mới phát sinh ổ dịch (gồm Đồng Nai và Ninh Thuận), tuy nhiên về diễn biến dịch, Cục Thú y nhận định các địa phương đã kiểm soát tương đối tốt.

Cụ thể, số ổ dịch mới phát sinh đã giảm nhiều so với tuần trước đó (chỉ có 3 ổ dịch tại 2 tỉnh mới và 6 ổ dịch tại 4 tỉnh cũ, so với tổng số 23 ổ dịch mới của tuần trước đó).

Ngoài ra, toàn quốc cũng đã giảm 33 ổ dịch tại 15 tỉnh, thành.

Nhận định về tình hình dịch CGC trong thời gian tới, Cục Thú y cho biết qua phân tích dịch tễ các ổ dịch từ đầu năm 2014 đến nay cho thấy, các ổ dịch phát sinh mới tại các tỉnh phía Nam chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt là vùng miền Tây và Đông Nam Bộ (vùng Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiếm tới 70% lượng gia cầm chết và tiêu hủy).

Nguyên nhân khiến tình hình dịch tại các vùng này phức tạp, bên cạnh việc lưu hành đồng thời nhiều nhánh virus (nhánh 1.1; nhánh 2.2.2.1 A và C), là tập quán chăn nuôi vịt chạy đồng (có những đàn vịt di chuyển trong phạm vi tới 100 km).

Bên cạnh đó, Cục Thú y cho biết qua các đợt kiểm tra tình hình phòng chống dịch ở các địa phương phía Nam, đã phát hiện rất nhiều bất cập, lơ là trong công tác phòng chống dịch.

Đơn cử như tỉnh Trà Vinh hiện vẫn chưa có mạng lưới thú y cấp xã, thôn nên phát hiện dịch rất chậm. Có nhiều ổ dịch ở đây phát hiện từ cuối tháng 1/2014 nhưng mãi tới cuối tháng 2/2014 mới được báo cáo. Đồng thời, việc xử lý ổ dịch, tiêm phòng bao vây không đúng kỹ thuật, thậm chí tiêm phòng bao vây ổ dịch phải huy động cả sinh viên tham gia...

Tại Khánh Hòa, mặc dù đã có hệ thống thú y cơ sở, nhưng triển khai phòng chống dịch thiếu quyết liệt, để nhiều hộ chăn nuôi tự mua vacxin không đúng chủng loại, về tiêm không đúng kỹ thuật...

Trước tình hình này, Cục Thú y cảnh báo, mặc dù dịch đang có chiều hướng giảm, nhưng nếu các tỉnh phía Nam không quyết liệt trong công tác phòng chống, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng vẫn sẽ rình rập, đặc biệt trong tình hình dịch CGC tại nước láng giềng Campuchia vẫn hết sức phức tạp, gây tử vong nguy hiểm trên nhiều người.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm