| Hotline: 0983.970.780

Dịch H5N1 cơ bản được khống chế

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:05 (GMT+7)

Ngày 13/2, ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 19/1, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện dịch cúm gia cầm (H5N1).

Ngày 13/2, ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 19/1, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện dịch cúm gia cầm (H5N1). Sau khi phát hiện, lực lượng thú y đã tăng cường các biện pháp khẩn cấp bao vây, dập dịch, khống chế lây lan trên diện rộng.

Cụ thể, dịch cúm H5N1 xuất hiện trên đàn 1.900 con vịt 31 ngày tuổi của hộ ông Ngô Diện ở xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên. Tiếp đó, ngày 24 đến 26/1, dịch cúm tiếp tục lan rộng ra các đàn vịt chăn thả ở lân cận các xã Duy Châu và Duy Trinh.


Vịt được chăn nuôi thả trên các sông huyện Duy Xuyên khiến dễ lây lan dịch bệnh

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên cho hay: Ngày 21/1, ở thôn Chiêm Sơn, tại hộ dân là ông Ngô Hoa và Nguyễn Viết Tuấn có đàn vịt bị nhiễm cúm. Phòng NN-PTNT huyện đến kiểm tra thì phát hiện bị nhiễm cúm, sau đó đã tiêu hủy 4.000 con vịt bị bệnh.

Ông Văn Bá Năm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Duy Xuyên cho hay: “Địa phương đã tiến hành tiêu hủy gần 10.000 con vịt nhiễm bệnh, đã bao vây tiêm phòng 60.000 con tại các xã lân cận. Tính đến thời điểm hiện nay dịch cúm trên địa bàn huyện đã được khống chế”.

Theo Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, ngoài Duy Xuyên, từ ngày 3/2, địa phương phát hiện thêm các ổ dịch cúm ở các đàn vịt nuôi của 3 hộ ở xã Bình Nguyên và Bình Chánh của huyện Thăng Bình. Đến nay, đã tiêu hủy hơn 15.000 con gia cầm bị dịch, tại các địa điểm có dịch không phát sinh thêm trường hợp mới.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất