| Hotline: 0983.970.780

Dịch rầy nâu đang hoành hành tại Thái Lan

Thứ Tư 06/01/2010 , 10:52 (GMT+7)

Rầy nâu đã bùng phát thành dịch được ghi nhận đầu tiên ở các tỉnh Suphan Buri, Ang Thong và Chainat. Sau đó dịch rầy nâu tiếp tục lan rộng sang 18 tỉnh khác thuộc miền Trung Thái Lan.

Rầy nâu đã bùng phát thành dịch được ghi nhận đầu tiên ở các tỉnh Suphan Buri, Ang Thong và Chainat, Thái Lan trong tháng 7/2009, gây hại trên diện tích khoảng 7.500 ha lúa, đã gây cháy rầy 135 ha, làm mất sản lượng lúa khoảng 1.000 tấn.

Sau đó dịch rầy nâu tiếp tục lan rộng sang 18 tỉnh khác thuộc miền Trung Thái Lan khiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã phát động một chiến dịch vận động nông dân hưởng ứng phòng trừ và ngăn chặn sự bùng phát của rầy nâu hại lúa trong tháng 9/2009. Về nguyên nhân bộc phát của rầy nâu, theo các nhà chuyên môn cho rằng: do nông dân chỉ trồng hai giống lúa Pathum Tani 1 và Chainat 1; gieo sạ quá dày (trên 200 kg lúa giống/ha); bón quá thừa phân đạm (trên 200 kg N/ha) và phun nhiều lần thuốc trừ sâu (từ 3-6 lần thuốc trừ sâu BPMC, MIPC, Buprofezin, Imidacloprid).

Tuy nhiên, đến nay, dịch rầy nâu tiếp tục lan rộng sang các tỉnh trồng lúa chính ở phía Nam Thái Lan. Chỉ riêng trong tháng 12/2009, đã có hơn 300.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu nặng, làm giảm sản lượng 1,1 triệu tấn lúa, tổng giá trị thiệt hại ước tính lên đến 250 triệu đô la. Mới đây, vào cuối tháng 12/2009, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Thái Lan phát động tiếp một đợt chiến dịch rầm rộ để vận động nông dân hưởng ứng phòng trừ và ngăn chặn sự bùng phát của rầy nâu hại lúa trong vụ lúa kế tiếp.

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Khun Theera Bongsamut khuyến cáo nông dân cùng nhau ra đồng để trừ rầy, sử dụng thuốc trừ rầy gốc buprofezin (chống lột xác) để tránh ảnh hưởng đến thiên địch trong ruộng lúa, đồng thời đích thân Bộ trưởng lội xuống ruộng, mang bình trình diễn phun thuốc trừ rầy nâu (ảnh).

Bộ Nông nghiệp nước này đã chi gần 1 triệu đô la cho việc tổ chức 28 lượt lễ phát động tại 14 tỉnh miền Trung Thái Lan, và sẽ tiếp tục chi 16 triệu đô la dành cho việc cấp phát thuốc trừ sâu để phòng chống dịch.

Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc trừ rầy nâu đều có tác động đến hệ sinh thái trong ruộng lúa, do vậy đã làm cho dịch rầy nâu ngày càng lan rộng và kéo dài.

Ngoài dịch rầy nâu bùng phát, còn kéo theo dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do hai loại vi rút RRSV và RGSV gây ra và rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Nhiều ruộng lúa tại tỉnh Khampaengphet và Phisit đã bị nhiễm bệnh này và ngày càng phổ biến trên đồng ruộng.

Trong khi đó, ở các tỉnh phía Nam như Suphan Buri, Ang Thong, Chainat, Sing Buri vừa xuống giống lúa vụ đông xuân 2010, dự báo đây sẽ là trà lúa bị nguy cơ cao do rầy nâu bay theo gió từ miền Trung Thái Lan tới và sẽ truyền bệnh vi rút hại lúa.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.