| Hotline: 0983.970.780

Dịch sởi: Cả hệ thống y tế vào cuộc

Thứ Tư 23/04/2014 , 07:00 (GMT+7)

Ngày 22/4 có thể coi là ngày mà cả hệ thống ngành y tế vào cuộc cùng nhau tìm ra các biện pháp phòng, chống dịch sởi một cách hữu hiệu nhất.

Tại Bộ Y tế, đại diện của Sở Y tế 33 tỉnh, thành, các bệnh viện (BV) được tập huấn, tiếp cận Phác đồ điều trị bệnh sởi mới nhất. Theo TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, thì điểm mới của phác đồ này là dành riêng một mục hướng dẫn chống phơi nhiễm sởi cho trẻ mắc các căn bệnh khác đang điều trị tại BV.

Theo đó, sử dụng Immune Globuline tiêm bắp cho trẻ đang điều trị bệnh khác nhưng có phơi nhiễm với bệnh sởi, trẻ có suy giảm miễn dịch được tiêm liều gấp đôi. Phác đồ cũng đã phân tuyến điều trị sởi, trong đó tuyến xã hướng dẫn điều trị cho trẻ chưa có biến chứng, tuyến huyện chăm sóc điều trị cho bệnh nhân sởi có biến chứng hô hấp nhưng không có suy hô hấp, tuyến tỉnh chăm sóc và điều trị bệnh nhân sởi có biến chứng, tuyến T.Ư chỉ điều trị bệnh nhân có biến chứng vượt quá khả năng điều trị của tuyến tỉnh.

Ở góc độ khác, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chỉ rõ, tính đến thời điểm này, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong do kiệt sức miễn dịch. Ngoài ra, phụ nữ mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sẩy thai, đẻ non.

Trên cả nước có 20,4% số mắc sởi có biến chứng viêm phổi, 19,6% bị tiêu chảy, 1,1% viêm màng não và 0,85% viêm tai giữa. Nguy hiểm hơn cả, trong số hơn 100 ca tử vong tại BV Nhi T.Ư, nhiều ca mắc các bệnh khác trước đó hoặc đồng thời nhiễm virus, vi khuẩn khác. Đến từ BV Nhi đồng I, TP.HCM, BS Trương Hữu Khanh chia sẻ, từ đầu mùa dịch đến nay, BV chưa có bệnh nhân sởi tử vong. Lý do đơn giản được BV áp dụng là cách ly ngay khi xác định bệnh nhân mắc sởi, đồng thời có điều trị hỗ trợ. Thêm vào đó, không sử dụng Corticoid khi chưa loại trừ sởi và có chế độ vệ sinh da, mắt, miệng, họng liên tục. Đặc biệt, phụ huynh cần tăng cường dinh dưỡng, bổ sung vitamin A cho trẻ nhanh hồi sức.

BS Khanh cũng khuyến cáo, đề phòng bệnh sởi tốt nhất nên chủ động tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ nhỏ. Đồng thời nắm chắc giai đoạn lây bệnh nhiều nhất là sắp ra ban và sau ra ban đỏ 1 ngày. Ngoài ra phải sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho bệnh nhân, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế. Còn tại khu vực điều trị nội trú, có thể lây chéo từ nhân viên y tế trong quá trình rửa tay nên phải hạn chế đi lại, hạn chế thăm bệnh nhân nếu như đang được điều trị tại khu riêng.

Tính chất nguy hiểm của dịch sởi tiếp tục được TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bằng nhận định mới nhất: dịch sởi năm nay có nhiều diễn biến lạ, chủ yếu ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Dịch có tỷ lệ tấn công nhanh đến mức chỉ cần đi qua đầu giường là có thể nhiễm bệnh. Biểu hiện của bệnh là sốt phát ban, lây qua đường hô hấp, chỉ cần chăm sóc cho người có virus sởi là có thể bị nhiễm. Điều trị bệnh sởi khá tốn kém và mất thời gian ít nhất 3 tuần. Đặc biệt, nếu để sởi biến chứng thì sẽ gây hậu quả khôn lường về sức khỏe, thần kinh. Riêng với bà mẹ đang mang thai, khả năng phải nhập viện gấp 2 lần so với nhóm đối tượng khác và từ 20 – 60% sẩy thai hay sinh non. Nếu không sẩy thai thì thường không có dị dạng thai nhi với tỷ lệ sởi bẩm sinh khoảng 25%.

Cùng ngày, tại cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo T.Ư, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch sởi nên số ca mắc đang có xu hướng chững lại.

Đặc biệt việc tổ chức phân tuyến điều trị tại các BV, chỉ đạo cấp cứu, điều trị, cách ly bệnh nhân nên đã hạn chế được các trường hợp tử vong và lây chéo.

Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai quyết liệt chiến dịch tiêm vacxin phòng chống dịch sởi và tiêm vét vacxin sởi, hoàn thành kế hoạch trong tháng 4/2014, đảm bảo kết quả tiêm vacxin sởi đạt trên 95%.

Ngoài ra, Thứ trưởng Long cũng khẳng định sẽ đảm bảo kinh phí, nhân lực, trang thiết bị, vacxin cho công tác phòng chống dịch sởi. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang giao các đơn vị liên quan thực hiện nghiên cứu, phân tích dịch bệnh, đặc điểm dịch tễ, virus học, lâm sàng để tìm ra nguyên nhân tử vong ở mùa dịch này.

 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm