| Hotline: 0983.970.780

Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm

Thứ Bảy 05/04/2014 , 09:52 (GMT+7)

"Gần 40 năm trong nghề, tôi chưa từng thấy dịch sởi nặng nề như năm nay, diễn biến rất đặc biệt"

Ngày 4/4, cùng với sự tham gia của đại diện Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, Bộ Y tế tiếp tục làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương về vấn đề quá tải bệnh nhân nặng và khó, trong đó có rất nhiều người bị sởi. Bệnh này xảy ra trùng với thời điểm của các bệnh hô hấp do chuyển mùa đang có xu hướng tăng nên tình trạng quá tải càng thêm trầm trọng. 

"Gần 40 năm trong nghề, tôi chưa từng thấy dịch sởi nặng nề như năm nay, diễn biến rất đặc biệt", tiến sĩ Phạm Nhật An, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tháng 3 có tới 345 bệnh nhi nhập viện vì bệnh sởi, nhiều nhất là trẻ mắc viêm phế quản phổi. Tiến sĩ Phạm Nhật An cho biết, trước đây ông từng chứng kiến trẻ mắc sởi bị hoại tử, mù lòa, tiêu chảy, suy sinh dưỡng... nhưng năm nay sởi có diễn biến rất đặc biệt, biến chứng viêm phổi rất nặng nề. Dù đã điều trị tăng cường miễn dịch, dùng kháng sinh ngay từ đầu nhưng tình trạng bệnh của trẻ vẫn rất nặng

"Số trẻ bệnh nặng nhiều nên bệnh viện rất đông. Chưa bao giờ Bệnh viện lại dành riêng khoa lây chỉ để tiếp nhận các trẻ mắc sởi", tiến sĩ An nhấn mạnh.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đặc điểm khác biệt của dịch sởi năm nay là có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi - độ tuổi tiêm phòng mũi đầu tiên, thậm chí có bé 4 ngày tuổi đã bị. Khoa của ông tiếp nhận đến 3 bé có diễn biến bệnh đặc biệt (một tử vong) do virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi. Trong khi với những ca sởi thông thường, sau khi ban bay, sức đề kháng giảm, trẻ mới bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn khác (không phải do virus sởi). 

Để giảm sự lây lan của dịch sởi, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế - đề nghị Bệnh viện Nhi Trung ương làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây truyền sởi như phòng cúm. Nhân viên y tế có thể không bị lây nhiễm bệnh nhưng với trẻ dưới 9 tháng tuổi, miễn dịch kém thì nguy cơ này rất lớn. 

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng để vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con. Đồng thời, không phải trường hợp nào mắc sởi cũng cần cho vào bệnh viện, nếu bị nhẹ có thể chữa ở nhà sẽ an toàn hơn. Tương tự, khi trẻ mắc bệnh hô hấp thông thường nên để trẻ chữa ở tuyến dưới vì đã có phác đồ điều trị chung. Thực tế có trẻ viêm phế quản phổi nằm viện điều trị 5 ngày, sau đó lại bị lây sởi và bệnh diễn biến nặng hơn.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu tháng 3 đến nay, trên cả nước đã tiêm vét mũi sởi cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi, riêng TP HCM tiêm vét đến trẻ 3 tuổi. Hiện 21 địa phương đã có báo cáo kết quả với hơn 42.000 trẻ đã được tiêm mũi thứ nhất và hơn 41.000 trẻ được tiêm mũi thứ 2; 17 nơi còn lại tiêm vét nốt vào tháng 4. Trung tâm tế dự phòng Hà Nội đang tổ chức tiêm vét sởi đợt hai cho trẻ trên địa bàn kéo dài đến cuối tháng này. Trong thời gian tới, dự kiến 23 triệu trẻ 1-14 tuổi sẽ được tiêm mũi phối hợp sởi - rubella.

 

(vnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm