| Hotline: 0983.970.780

Dịch tai xanh bùng phát dữ dội ở Cẩm Bình

Thứ Tư 27/03/2013 , 10:29 (GMT+7)

Nguy cơ “đại dịch” tai xanh như năm 2008 lại tái hiện, dịch bùng phát với tốc độ chóng mặt.

Dịch lợn tai xanh bùng phát mới hơn một tuần nhưng đã khiến hơn 400 con lợn của hàng chục hộ dân ở xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị ốm, chết, phải tiêu hủy hơn 270 con. Nguy cơ “đại dịch” tai xanh như năm 2008 tại Cẩm Bình lại tái hiện.

7 ngày tiêu hủy trên chục tấn lợn

Chúng tôi về xã Cẩm Bình đúng vào thời điểm người chăn nuôi nơi đây ai nấy buồn bã vì “của đau con xót”. “Đại dịch” lợn tai xanh đang bao trùm lên mảnh đất thuần nông này.


Con lợn giống đực nặng hơn 300kg của gia đình Anh Đặng Thế Bính đang lâm bệnh, mặc dầu trên tay anh bính đủ các loại thuốc chữa trị.

Đến thôn Đông Trung, nơi phát hiện ổ dịch đầu tiên. Dù chỉ mới bùng phát hơn tuần lễ nhưng dịch bệnh đã cướp đi hàng trăm con lợn với trọng lượng trên 12 tấn. Đi đâu, đến đâu cũng thấy đường sá sặc sụa vôi vữa, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Anh Đặng Thế Minh, một hộ chăn nuôi trong thôn bị thiệt hại khá nặng, than thở: “Thế là hết sạch rồi các bác ơi, vợ chồng tui chắt chiu dành dụm, vay mượn tiền ngân hàng đầu tư nuôi lợn mong sao kiếm thêm thu nhập nuôi con cái ăn học. Bây giờ tay trắng tay, lợn ra đi để nợ lại cho người”. Đàn lợn 23 con của gia đình anh Minh đều mắc bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại lên đến hơn 30 triệu đồng.

Tại Hà Tĩnh, ngoài dịch lợn tai xanh ở Cẩm Bình, dịch LMLM cũng đã phát sinh, gây bệnh cho trên 130 con trâu, bò của hàng chục hộ dân ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) và xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc).

Chung cảnh ngộ như anh Minh, ông Trần Viết Duyên, cùng thôn, thất thần đứng bên đàn lợn sắp đến ngày xuất chuồng phải đem đi chôn, nói: “Cứ tưởng sau khi xuất bán đàn lợn ni sẽ có món tiền kha khá mua cho đứa con chiếc xe máy đi làm. Ai ngờ mất cả chì lẫn chài thế này”.

Ông Duyên cho biết, khoảng đầu tuần trước khi cho lợn ăn, vợ ông phát hiện vài con có triệu chứng bỏ ăn, tấy đỏ cả người và chỉ sau một thời gian rất ngắn cả đàn lợn 15 con đều mắc bệnh. “Sau khi phát hiện lợn bị bệnh vợ chồng tôi đi nhờ thú y ngoài đến chữa trị nhưng sau 3-4 ngày lợn không khỏi tôi đành chạy đi báo với chính quyền địa phương”.

Ở thôn Đông Trung còn có hàng chục hộ dân như bà Sinh, anh Sơn, anh Huy, chị Bông…cũng bị thiệt hại nặng nề do đợt dịch tai xanh này.

Người trong cuộc nói gì?

Thôn trưởng Đông Trung Nguyễn Văn Duẩn, nét mặt đăm chiêu, lo lắng cho biết: Dịch lợn tai xanh bắt đầu xuất hiện từ ngày 18/3, đến ngày 21-22/3 cả thôn chẳng khác có “đại tang lợn”: cả 55 hộ chăn nuôi toàn thôn đều có lợn bị nhiễm bệnh.


Sào chắn báo dịch nhưng bị bỏ ngơ không người trực.

Ông Nguyễn Thiên Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh bùng phát với tốc độ chóng mặt, trước hết là do mầm bệnh tai xanh từ những năm trước vẫn còn tồn dư; sau đó là việc giết mổ, buôn bán gia súc trên địa bàn với các tỉnh khác trong khu vực như Quảng Bình, Nghệ An… kiểm soát chưa được chặt chẽ nên mầm bệnh từ ngoài vào là khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, hầu hết người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng cho đàn lợn và khi phát hiện dịch không kịp thời trình báo cơ quan chức năng mà tự mời thú y yếu kém chuyên môn về chữa trị dẫn đến lợn ốm chồng lên lợn chết, gây thiệt hại nặng nề.

Được biết, huyện Cẩm Xuyên đang tập trung cắt cử lực lượng chỉ đạo các địa phương dập dịch; cấp 384 lít hóa chất; 4,5 tấn vôi bột tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi và 4.300 liều vacxin tai xanh tiêm phòng bao vây ổ dịch. Đối với số lợn bị nhiễm bệnh sẽ tiến hành tiêu hủy.

Rời làng Đông Trung tôi ám ảnh mãi những lời nghẹn ngào của người dân. Nếu như có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh, chủ động tiêm phòng, chủ động chữa trị khi phát hiện bệnh thì chắc chắn họ không đến nỗi chịu nhiều thiệt hại như thế.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm