| Hotline: 0983.970.780

Điểm khác biệt của dự án phát triển khí sinh học

Thứ Tư 12/11/2014 , 08:32 (GMT+7)

Với quan điểm phát triển “các bon thấp, hiệu quả cao”, Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp sẽ hỗ trợ phát triển hơn 36.000 công trình khí sinh học (KSH) trên cả nước, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và bảo vệ môi trường.

Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có khoảng 500.000 công trình KSH, trong đó số lượng công trình được hỗ trợ từ các chương trình, dự án chỉ chiếm khoảng 30 - 40%. Phần còn lại do người dân tự xây dựng do thấy được lợi ích của công trình đối với chăn nuôi và đời sống hàng ngày về nhu cầu năng lượng và chất đốt.

Khác với những dự án KSH trước đây, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ thêm gói môi trường cho các công trình KSH để giúp bảo đảm môi trường trong quá trình xây dựng, lắp đặt và sử dụng biogas.

Gói môi trường hỗ trợ cải tạo cơ sở hạ tầng quản lý toàn diện chất thải nuôi, nhưng quan trọng hơn giúp tăng cường “phần mềm”, đó là tăng nhận thức của người dân đối với vấn đề môi trường sau biogas gồm:

+ Hố khử trùng hoặc vòi nước rửa chân tay khi ra vào chuồng trại nhằm tránh truyền nhiễm bệnh.

+ Hệ thống thu gom chất thải đảm bảo lượng chất thải phù hợp với công suất xử lý của hầm KSH.

+ Bể chứa phụ phẩm hoặc bể lắng, bể lọc nhằm xử lý nước thải sau KSH trước khi bón ruộng.

+ Các thiết bị nhằm sử dụng triệt để khí gas.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp có mục tiêu tăng cường sử dụng chất thải nông nghiệp làm năng lượng sinh học và các hoạt động tạo thu nhập khác thông qua thúc đẩy ứng dụng công nghệ KSH, SX phân hữu cơ và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Dự án được thực hiện ở 10 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.

+ Đào tạo và hướng dẫn người dân có ý thức về môi trường chăn nuôi đảm bảo không truyền nhiễm các bệnh gia súc, nạp chất đúng công suất của hầm KSH, xử lý chất thải thừa bằng các biện pháp khác, không xả trực tiếp khí gas ngoài môi trường.

Tính thời điểm hiện tại, Nam Định đang là tỉnh dẫn đầu dự án về số lượng công trình KSH trong tổng 10 tỉnh tham gia dự án.

 Hiện đã có hơn 300 hộ dân được nhận hỗ trợ 3 triệu đồng cho công trình KSH quy mô nhỏ (thể tích < 50 m3). Với khoản hỗ trợ này đã khuyến khích người dân mở rộng chăn nuôi và phát triển SX.

Cũng trong khuôn khổ dự án, người dân có nhu cầu vay vốn để phát triển KSH sẽ được hai định chế tài chính là Ngân hàng NN-PTNT và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ các thủ tục cho vay với mức lãi suất ưu đãi. Từ đó sẽ giải quyết vấn đề nan giải của người dân hiện nay là thiếu vốn đầu tư phát triển SX.

Quy trình hộ nông dân tham gia dự án bao gồm các bước sau:

- Hộ dân chăn nuôi có nhu cầu xây dựng công trình KSH có đơn đăng ký xin hỗ trợ với Ban QLDA tỉnh.

- Ban QLDA tỉnh xét duyệt đơn và ký hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật và tài chính với hộ dân (chủ đầu tư) xây hầm và tổ thợ xây/công ty lắp đặt hầm composit.

- Ban QLDA tỉnh cử kỹ thuật viên tư vấn về xây lắp, hướng dẫn người dân vận hành công trình KSH, nâng cao kiến thức cho người dân về môi trường và giám sát nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng, lắp đặt công trình KSH.

- Kỹ thuật viên nghiệm thu chất lượng công trình KSH hoàn thành.

- Ban QLDA tỉnh chuyển tiền hỗ trợ tài chính cho chủ đầu tư công trình KSH.

- Ban QLDA tỉnh nhập cơ sở dữ liệu của công trình KSH đã hoàn thành để quản lý và phục vụ cơ sở dữ liệu thị trường tín chỉ các bon (theo phần mềm do dự án cung cấp).

(Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp)

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tiến Nông được bình chọn là thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Với sự ghi nhận này, Tiến Nông tự tin vươn tầm khu vực, trở thành thương hiệu của nông dân ASEAN.