| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng ở Tân Chi

Thứ Năm 19/01/2017 , 13:45 (GMT+7)

Chúng tôi về xã Tân Chi (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) - một xã thuần nông, nhưng có nhiều đổi thay sau 2 năm đạt chuẩn NTM, đặc biệt trong chuyển dịch kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp.

14-05-34_nh-1-26
Trồng hoa lan công nghệ cao trong nhà kính ở huyện Tiên Du
 

Sau hơn 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, đến nay xã Tân Chi đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, quy hoạch chi tiết trung tâm xã. Đã thực hiện đầu tư đồng bộ xây dựng các dự án hạ tầng nông thôn.

Xã đã xây dựng đường giao thông nông thôn được trên 6,5km; đã thực hiện 3 dự án xây dựng trường học với 111 tỷ đồng, trong đó trường THCS đã hoàn thành; triển khai xây dựng 1 nhà văn hóa thôn với 3,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, địa phương còn xây dựng các bãi thu gom rác thải tại các thôn, tu sửa nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng và các công trình thủy lợi… Từ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi, khang trang hơn, nhân dân tích cực phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống.

Xã đã đưa các giống cây trồng có năng suất cao vào canh tác. Đến nay toàn xã đã đạt hơn 70% (vụ chiêm trên 95%) diện tích lúa hàng hóa với những giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo cấy.

Khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được quy hoạch thành khu tập trung chuyển đổi từ đồng trũng, một số khu đồng cao được quy hoạch thành vùng chuyên sản xuất rau quả có thu nhập cao hơn trồng lúa từ 1,5 đến 3 lần.

Nông dân từng bước tiếp cận KHKT nông nghiệp, nhiều hộ tích cực chuyển đổi mô hình kinh doanh sản xuất. Nhờ đó, đời sống vật chất lẫn tinh thần thay đổi rõ rệt. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 80 triệu đồng/ha, đến 2016 đạt trên 86 triệu đồng/ha.

Đứng trước cơ ngơi hơn 4ha chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng táo, anh Nguyễn Đăng Hiển cho biết: “Mỗi ngày vườn táo nhà tôi thu hoạch từ 8 tạ đến 1 tấn quả mà không đủ hàng giao cho khách. Nhu cầu thị trường về hoa quả Việt hiện tại vô cùng lớn. Vườn nhà tôi năm nay thu được 60 tấn táo, có cả giống táo phục vụ tết".

14-05-34_nh-3-14
Trang trại trồng táo của anh Hiển cho hiệu quả kinh tế cao

 

Anh Hiển ra lập nghiệp mới được 4 năm nhưng thu lời trên dưới 1 tỷ đồng/năm, số tiền mà người nông dân khó dám mơ ước khi chỉ trồng lúa. Vườn quả còn tạo công ăn việc làm cho 2 thành viên trong gia đình, khi nào đến vụ thu hoạch gấp rút, anh phải thuê thêm nhân công.

Theo Chi cục PTNT Bắc Ninh, cùng với việc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, Bắc Ninh còn triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “Mỗi làng một nghề”.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề, bằng 68% so với nghị quyết trong đó, có 30 làng phát triển tốt, chiếm 48% số làng nghề của tỉnh. Đó là các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, đồng nhôm, giấy, dệt...

 

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.