| Hotline: 0983.970.780

Điểm sáng Trà Vinh

Thứ Sáu 25/05/2012 , 11:11 (GMT+7)

Tỉnh Trà Vinh có đông đồng bào dân tộc Khmer, trong đó phong trào hiến đất để làm thủy lợi nội đồng ở huyện Trà Cú là một trong những điểm sáng đáng ghi nhận ở vùng đất này.

Phong trào hiến đất làm thủy lợi nội ở huyện Trà Cú diễn ra sôi nổi

Tỉnh Trà Vinh có đông đồng bào dân tộc Khmer, trong đó phong trào hiến đất để làm thủy lợi nội đồng ở huyện Trà Cú là một trong những điểm sáng đáng ghi nhận ở vùng đất này.

Ông Thạch Sô Phanh, Phó phòng NN-PTNT huyện Trà Cú cho biết: Từ năm 2010 đến nay, phong trào nông dân hiến đất để làm thủy lợi nội đồng (kênh cấp 3) trên địa bàn huyện diễn ra khá sôi nổi. Đặc biệt, trong vùng đồng bào dân tộc Khmer thuộc các xã Long Hiệp, Tân Hiệp, Ngọc Biên, Tân Sơn, Thanh Sơn, Kim Sơn. Hàng trăm ngàn mét đất, hoa màu ngay trên những công trình thủy lợi đi qua đều được người dân đồng thuận hiến.

Ông Kiên Khiêm, ấp Trà Sất B, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú  là một trong hàng ngàn hộ dân đã được hưởng lợi ngay sau khi hiến đất làm thủy lợi nội đồng, vui vẻ nói: Từ khi kênh cấp 3 đi ngang qua đất của gia đình, vụ nào cũng trúng múa. Gia đình có tổng cộng 2 ha đất trồng lúa, công trình kênh cấp 3 đi qua làm mất hết 500 m2, gia đình hiến hoàn toàn và khi công trình hoàn thành đã phát huy tác dụng tăng từ 2 vụ lên 3 vụ lúa/năm, năng suất đạt 6,5 tấn/ha.

Đặc biệt, khi công trình thủy lợi cấp 3 đưa vào sử dụng thì tại các ấp Trà Sất B, Trà Sất C, Nô Rè B, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú đã hình thành các vùng SX lúa chất lượng cao nông dân thu nhập từ 30-35 triệu đồng/ha, vùng trồng bắp giống thu nhập trên 70 triệu đồng/ha.

Nhờ thủy lợi hoàn chỉnh, vụ ĐX 2011- 2012 nông dân trong xã Long Hiệp đã xuống giống trồng 130 ha bắp giống và được một Cty bao tiêu sản phẩm với giá 7.800 đồng/kg, năng suất bình quân 0,9-1 tấn/ha, trừ chi phí nông dân lợi nhuận trên 60 triệu đồng/ha.

Ông Lê Phúc Dễ, Chủ tịch UBND xã Long Hiệp, huyện Trà Cú  cho biết: Trước năm 2010, đất trồng lúa trên địa bàn xã Long Hiệp chỉ đạt năng suất 4,1-4,4 tấn/ha. Thế nhưng từ năm 2010 khi người dân hiến đất làm hệ thống thủy lợi nội đồng khép kín đã đưa năng suất lúa tăng thêm 50% sản lượng.

Xã Long Hiệp là địa phương có trên 86% đồng bào Khmer, nhưng ý thức tham gia làm thủy lợi nội đồng rất cao. Nhờ hệ thống thủy lợi nội đồng do người dân hiến đất đã chuyển đổi được 1.200 ha đất trồng lúa rất hiệu quả. Hiện tại, đã có 900 ha SX được 3 vụ lúa/năm, còn lại 300 ha SX theo cơ cấu 2 lúa + 1 màu, năng suất bình quân đạt 6 tấn/ha, vụ ĐX đạt trên 7 tấn/ha. Năm 2012, xã tiếp tục triển khai làm thủy lợi nội đồng với 10 công trình có chiều dài trên 6.500m, qua đó người dân tham gia đối ứng gần 3 tỷ đồng.

Ông Thạch Sô Phanh, Phó phòng NN-PTNT huyện Trà Cú nhấn mạnh: Công tác làm thủy lợi nội đồng ở Trà Cú nhận được sự hưởng ứng đồng tình rất cao trong dân. Từ đó, nông dân đã tích cực tham gia cùng Nhà nước trong việc sẵn sàng đối ứng đất, hoa màu để thi công các công trình, đây là một điểm sáng đáng ghi nhận.
Thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Trà Cú cho thấy: Chỉ tính riêng thủy lợi mùa khô năm 2012, huyện Trà Cú đã có hàng ngàn nông dân tham gia đối ứng đất làm 61 công trình thủy lợi nội đồng, ước giá trị tiền của nông dân hiến trên 26,4 tỷ đồng, với tổng diện tích 264.063 m2 trên địa bàn 9 xã Hàm Giang, Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Hàm Tân, Kim Sơn, Định An, Đôn Xuân, Đôn Châu, Long Hiệp.

Việc hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng đã làm giảm khá lớn chi phí trong canh tác của nông dân nhờ SX đồng loạt. Thủy lợi nội đồng là một trong những giải pháp phát triển và mở rộng các mô hình cánh đồng mẫu, vùng lúa chất lượng cao.

Anh Lâm Thanh Vũ, cán bộ nông nghiệp xã Tân Sơn, huyện Trà Cú cho biết: Trong tổng số 25 công trình kênh cấp 3 do người dân hiến đất để thi công từ năm 2011 đã có đến 21 công trình phục vụ cánh đồng mẫu lớn trên diện tích 713 ha thuộc 6 ấp: Bến Thế, Ông Rùm, Đôn Chụm, Đôn Chụm A, Leng và Thốt Nốt với 811 hộ tham gia. Qua 2 vụ HT năm 2011 và ĐX 2011-2012, năng suất đã tăng lên và đạt trên 7 tấn/ha.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm