| Hotline: 0983.970.780

Diện kiến võ sĩ lừng danh: Hơn 30 năm với võ Việt

Thứ Sáu 15/08/2014 , 09:23 (GMT+7)

Sau nhiều lựa chọn, Olivier Barbey đã đến với võ cổ truyền Việt Nam rồi gắn bó suốt hơn 30 năm qua./ Kiếm sĩ xứ Phù Tang

Thời trẻ, võ sư Olivier Barbey, chưởng môn phái Sơn Long quyền thuật, đã có nhiều năm luyện tập các môn võ khác, tuy nhiên, ông vẫn thấy chưa “đã”, nên ông muốn học một môn kungfu nào đó của châu Á, tương tự như diễn viên nổi tiếng Lý Tiểu Long biểu diễn trên phim. 

Mối duyên với võ Việt

Kể về ngày đầu tiên bị võ cổ truyền Việt Nam làm cho mê mẩn, võ sư Olivier Barbey cho biết, năm 19 tuổi, tại Thụy Sĩ có cuộc giao lưu võ thuật. Đến tham gia, chàng thanh niên mê võ Olivier Barbey tình cờ gặp võ sư Nguyễn Đức Mộc, người sáng lập môn phái Sơn Long quyền thuật từ Pháp sang biểu diễn. Sau lần gặp gỡ đó, được tận mắt chứng kiến võ sư Nguyễn Đức Mộc thi thố tài năng, Olivier Barbey như bị võ cổ truyền Việt Nam “thôi miên”.

Olivier Barbey kể: “Mặc dù lúc đó thầy Mộc đã 70 tuổi nhưng ra đòn chẳng khác thanh niên. Bọn trẻ chúng tôi đến xin giao đấu đều bị thầy hạ thủ, thân pháp và đòn thế thầy ra cực nhanh khiến chúng tôi không biết đâu mà đỡ. Công lực của thầy cũng rất thâm hậu, dù sức già nhưng chỉ với một ngón tay thầy có thể đẩy ngã vài võ sĩ cao to, dù chúng tôi đã cố trụ. Quá ngưỡng mộ, ngay lúc ấy tôi xin thầy thu nhận làm đệ tử”.

Nếu không thực sự mê võ cổ truyền Việt Nam thì Olivier Barbey không thể theo đuổi đến hôm nay. Là bác sĩ tại một bệnh viện ở Thụy Sỹ, thế nhưng mỗi năm Olivier Barbey đều tranh thủ thời gian, dành trọn 5 tháng bay sang Pháp học võ với thầy Nguyễn Đức Mộc. 

Sau 2 năm miệt mài, nhận thấy Olivier Barbey tiến bộ rõ rệt nên võ sư Nguyễn Đức Mộc cấp chứng chỉ, rồi đề nghị ông làm đại diện cho môn phái Sơn Long quyền thuật ở Thụy Sĩ.

“Thuở ấy, ở Thụy Sĩ hầu như chưa có ai học võ Việt. Thế nhưng khi tôi mở lò thì võ Việt nhanh chóng thu hút nhiều người vì sự linh hoạt trong từng động tác. Ai cũng có thể học được võ Việt vì động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng, lại có những bài múa binh khí rất cuốn hút. Các bài võ tự vệ thì mang tính ứng dụng cao, rèn luyện sức khỏe tốt nên chẳng mấy chốc võ đường của tôi thu được rất nhiều môn sinh”, võ sư Olivier Barbey nhớ lại.

Sau đó, võ sư Olivier Barbey còn đưa võ Việt vào dạy ở Tổng Liên đoàn trường Bách khoa Lausan, ngôi trường rất nổi tiếng ở Thụy Sĩ, đây cũng là nơi đặt trụ sở của Ủy ban Olympic châu Âu.

“Việc dạy võ ở trường Lausan cũng là mối duyên giữa tôi với võ Việt. Hôm ấy, tôi bất ngờ được vị hiệu trưởng trường này mời đến gặp và cho biết nhiều học trò của trường bàn tán nhiều về võ Việt, nhưng chưa biết đó là môn võ gì.

Không ngần ngại, tôi xin phép được biểu diễn ngay tại phòng hiệu trưởng. Ông ấy đồng ý, tôi xắn quần đi ngay bài quyền Lão Mai. Cả thầy hiệu trưởng lẫn Ban giám hiệu xem xong đều mê mẩn vì bị sức hấp dẫn của bài quyền. Sau đó họ mời tôi đưa võ Việt vào trường dạy, đến nay đã hơn 20 năm”, Olivier Barbey nhớ lại.

14-36-35_son-long-quyen-3
Võ sư Olivier Barbey cùng vợ và con trai biểu diễn võ thuật

Một cách rèn nghệ thuật sống

Trước khi đến với võ Việt, võ sư Olivier Barbey đã từng học qua nhiều môn võ khác nên ông đã có được sự chiêm nghiệm sâu sắc về võ học cổ truyền Việt Nam.

Theo võ sư Olivier Barbey, võ học Việt Nam không chỉ là môn thể thao. Người luyện võ Việt còn học được cách sống, nhiều điều hay, lẽ phải. Võ sư Olivier Barbey nêu ví dụ: “Thầy Nguyễn Đức Mộc đến Pháp vào năm 1947, làm công nhân trong 1 nhà máy SX ô tô.

Tiếp xúc với thầy Mộc hằng ngày nhưng không ai trong nhà máy biết thầy có võ nghệ cao cường. Cho đến khi một người bạn bị hiếp đáp, lúc đó thầy mới ra tay giải cứu. Khi biết thầy Mộc giỏi võ, nhiều công nhân trong nhà máy xin được học, trong đó có rất nhiều người Pháp. Thầy Mộc sẵn sàng dạy võ cho họ, chỉ yêu cầu họ tham gia đấu tranh kêu gọi hòa bình cho Việt Nam.

Lúc đó có rất nhiều sinh viên ở Pháp phản đối chiến tranh tại Việt Nam, nên khi nghe có một người Việt dạy võ, sinh viên Pháp tìm đến học rất đông. Từ đó, thầy Mộc mở võ đường Sơn Long quyền thuật tại Pháp”.

14-36-35_son-long-quyen-1
Đoàn Sơn Long quyền thuật giao lưu võ thuật tại chùa Long Phước (Tuy Phước, Bình Định)

Theo võ sư Olivier Barbey, không phải người nước ngoài nào cũng có điều kiện về Việt Nam học võ, cần cử nhiều võ sư giỏi đi các nước thì thuận lợi hơn cho việc truyền dạy võ cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, việc truyền bá võ Việt ra quốc tế không nên chạy theo số lượng mà đánh mất chất lượng, đó mới thực sự là cách quảng bá hiệu quả võ Việt.

Năm 1957, khi võ đường phát triển mạnh mẽ, võ sinh ngày càng đông, ngày thêm nhiều nhánh võ được thành lập khắp nơi, võ sư Nguyễn Đức Mộc liền lập ra Liên đoàn võ Việt Nam quốc tế tại Pháp. Cái tên này là một cách để võ sư Mộc tưởng vọng về quê hương và quảng bá với thế giới võ học Việt Nam.

Môn sinh của môn phái Sơn Long quyền thuật ngoài học võ, hằng ngày họ còn được sư phụ, các sư huynh dạy bảo cách tu dưỡng đạo đức. Sống thật mạnh mẽ, bất khuất nhưng không được dụng võ để ức hiếp người, làm chuyện xấu mà phải biết nhường nhịn, ứng xử văn hóa.

Quy chế của môn phái Sơn Long quyền thuật do võ sư Nguyễn Đức Mộc đưa ra là thầy trò trong môn phái không được yêu nhau, thế nhưng chẳng biết duyên phận đưa đẩy thế nào mà võ sư Oliver Barbey lại yêu một môn sinh người Pháp.

“Ban đầu, chúng tôi cố gắng giấu kín chuyện yêu đương với thầy. Thế nhưng chuyện yêu đương như chiếc kim nằm trong bọc vải, giấu thế nào cũng phải lòi ra. Hai năm sau thầy biết chuyện, thương cảm cho tình yêu của chúng tôi, thầy Mộc chỉ nói với tôi đại ý rằng, nếu tôi làm việc gì không phải đạo, sẽ bị thầy trừng phạt. Sau đó thầy cho phép chúng tôi cưới nhau, đến nay đã hơn 20 năm”, võ sư Olivier Barbey tâm sự.

Khi lão võ sư Nguyễn Đức Mộc đau nặng, võ sư Olivier Barbey sang Pháp chăm sóc. Trước khi về cõi vĩnh hằng (tháng 5/2009), thầy Mộc bàn giao trách nhiệm điều hành môn phái cho võ sư Olivier Barbey với lời dặn phải đoàn kết anh em, chú tâm thu hút trẻ em tham gia học võ để rèn luyện sức khỏe, tránh bị hà hiếp và tránh sa vào cuộc sống bê tha. Sau khi thầy Mộc mất, võ sư Olivier Barbey và môn sinh trong môn phái Sơn Long quyền thuật đưa tro cốt của thầy về quê mẹ ở tỉnh Bắc Ninh.

Hiện nay, phái võ Sơn Long quyền thuật đã phát triển lớn mạnh ở nhiều quốc gia như Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Ý, Mỹ, Algeri… Riêng trong các phái chính, số lượng môn sinh đã có đến hơn 6.000 người. Trong môn phái có võ sư Olivier Barbey và 2 võ sư khác đã đạt đến cấp 18, cấp công nhận cao nhất theo quy định của Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam.

Học theo thầy Mộc, võ sư Olivier Barbey luôn nâng tầm võ thuật cho môn phái mình. Năm 1998, võ sư Oliver Barbey và nhiều môn đệ khác đã về Bình Định ở 2 tháng để học những bài võ Tây Sơn, trong đó có bài "Song phượng kiếm" của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bài kiếm này vợ của võ sư Oliver Barbey là nữ võ sư Sarah Barbey lĩnh hội, biểu diễn nhuần nhuyễn. (Hết)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất