| Hotline: 0983.970.780

Diện mạo nông nghiệp Hà Nội 60 năm

Thứ Năm 27/11/2014 , 08:10 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Hà Nội tiền thân là Sở Canh nông Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh nông. 

Trải qua các giai đoạn lịch sử, Sở Canh nông Hà Nội đã được đổi tên và nhiều lần thực hiện chia tách, hợp nhất để phù hợp với tình hình thực tế…

Tháng 8/2008, Sở NN-PTNT Hà Nội được thành lập lại trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Sở NN-PTNT Hà Tây (cũ) và Sở NN-PTNT Hà Nội (cũ).

60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND TP, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên chức ngành NN-PTNT là lực lượng trực tiếp thực hiện chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp trên từng chặng đường vẻ vang, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội:

1. Nông nghiệp Hà Nội sau ngày giải phóng bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nông nghiệp ngoại thành tiêu điều. Ruộng đất hoang hóa, sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi hoành hành, trâu bò ít, sức kéo thiếu, hệ thống thủy lợi hầu như chưa có…

Trên cơ sở tiếp quản Sở Nông lâm Bắc Việt của chính quyền cũ, năm 1955 Sở Nông lâm Hà Nội được thành lập bao gồm các ty, phòng, trạm để quản lý chỉ đạo là: Ty Canh nông ngoại thành, Phòng Canh nông, Phòng Nghề cá và 2 trạm phúc kiểm lâm.

Nhiệm vụ của Sở là hướng dẫn nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với số cán bộ ban đầu là 250 người (trong đó trình độ cao đẳng 6 người, trình độ trung cấp kỹ thuật 12 người, còn lại là công nhân viên)…

Liên tục trong các năm sau ngày giải phóng, các hệ thống thủy nông, thủy lợi lớn đã được xây dựng dần đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu phục vụ SX nông nghiệp; nhân dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích SX, đồng thời áp dụng rộng rãi các biện pháp cải tiến kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; mở rộng phát triển thêm các ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống…

Đến năm 1967, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt mức 5,16 tấn thóc/ha, vượt qua ngưỡng 5 tấn (sau tỉnh Thái Bình).

2. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, từ Sở Canh nông với hơn 100 cán bộ, công nhân viên, đến nay bộ máy tổ chức của Sở NN-PTNT Hà Nội đã lớn mạnh gồm 7 phòng chức năng và thanh tra, 9 trung tâm; 8 chi cục; 8 ban quản lý với biên chế hành chính, sự nghiệp được giao năm 2014 là 3.171 chỉ tiêu.

Hiện tại, TP Hà Nội có diện tích tự nhiên là 332.890 ha với số dân trên 6,8 triệu người, trong đó diện tích đất SX nông nghiệp trên 188.600 ha, chiếm tỷ lệ 56,7% và dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu người chiếm tỷ lệ 57%...

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 304.000 ha; trong đó diện tích lúa cả năm 204.000 ha; năng suất bình quân 58,80 tạ/ha; sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm.

Chăn nuôi hiện có trên 1,4 triệu con lợn; trên 166.000 con trâu, bò (trong đó bò sữa trên 13.000 con); trên 24,5 triệu con gia cầm. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 396.000 tấn/năm; sản lượng sữa tươi đạt 22,8 nghìn tấn/năm; sản lượng trứng các loại đạt 1.000 triệu quả/năm; nuôi trồng thuỷ sản (2013) với diện tích 21.000 ha, sản lượng cá đạt 76.000 tấn. Giá trị SX nông - lâm - thủy sản năm 2013 đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng 65% so với năm 2008.

Nông nghiệp Thủ đô bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh SX nông sản hàng hoá tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cao như vùng SX lúa chất lượng cao, vùng SX rau an toàn, vùng trồng cam Canh, bưởi Diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì, Mê Linh…

ntm2085321273
Mô hình trồng hoa trong nhà lưới

Nhiều HTXNN hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ nông nghiệp, thương mại, vận tải... phát triển mạnh ở các huyện, thị xã đã góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, các chương trình của Thành ủy về phát triển KT-XH ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Hà Nội đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng KT-XH khu vực nông thôn, triển khai nhiều dự án đưa các tiến bộ KHKT ứng dụng vào SX, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi được đầu tư cải tạo nâng cấp.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Đề án xây dựng NTM TP Hà Nội, tính đến hết năm 2013 trên địa bàn TP có 19/19 huyện, thị xã phê duyệt đề án xây dựng NTM cấp huyện, 100% số xã phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Đã có 50 xã đạt chuẩn NTM được TP công nhận; 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí; 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí; 50 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí.

Toàn TP có 996 HTXNN; 1.291 trang trại các loại; 1.350 làng nghề và làng có nghề... Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư. 100% số thôn, xã có điện sử dụng cho SX và sinh hoạt; Các đường liên xã được nâng cấp, đường liên thôn và đường làng phần lớn được bê tông hóa; 100% số xã có trạm y tế.

Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2 triệu đồng/năm (năm 2008) lên 23,7 triệu đồng/người/năm (năm 2013). Nông thôn không còn nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5%, tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 91,5%, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%...

Ghi nhận những cống hiến và đóng góp to lớn của cán bộ, công nhân viên ngành NN-PTNT Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô, góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến và đổi mới của đất nước, Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, TP trong 60 năm qua đã tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý:

2 Huân chương Lao động hạng Ba năm 1983,

2 Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1984 và 1987,

1 Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1992,

1 Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1999,

1 Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2004,

Đặc biệt năm 2014 Sở NN-PTNT Hà Nội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

 

(GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội)

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất