| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 23/05/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 23/05/2017

Điệp khúc đội vốn, chậm tiến độ, biết rồi khổ lắm nói mãi!

Một dự án mà “đội vốn” 14.000 tỷ đồng, làm chậm tiến độ 3 năm - liệu đến giờ mới thanh tra thì có muộn quá không?

Ngày 16/5, Thanh tra Chính phủ công bố Quyết định số 1103/QĐ-TTCP, có việc thanh tra các nội dung tố cáo của ông Lương Xuân Bình - Phó trưởng ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, liên quan đến việc thực hiện dự án ở tuyến 3.

Gói thầu thiết kế kỹ thuật (TKKT) Dự án Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội được giao cho Cty Systra thực hiện. Trong thời gian thực hiện dự án, BQL dự án đường sắt đô thị Hà Nội (BQL) đã rất “ưu ái” cho Systra. Chẳng hạn, tháng 12/2012, Tư vấn thẩm tra là Cty Senner (Tây Ban Nha) công bố kết quả thẩm tra hồ sơ TKKT số 3, khẳng định TKKT do Systra lập chưa đáp ứng một TKKT hoàn chỉnh, chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của TKKT cho dự án đã được phê duyệt.

Thay vì yêu cầu Systra làm lại TKKT theo đúng nhiệm vụ đã được phê duyệt, BQL lại gấp rút tổ chức thẩm định và phê duyệt TKKT của gói thầu số 3 chỉ trong 1 ngày. Cụ thể, ngày 17/12/2012, BQL dự án 1 có tờ trình số 121B, đề nghị thẩm định và phê duyệt TKKT gói thầu số 3. Cùng ngày, phòng kỹ thuật có báo cáo số 71 về kết quả thẩm định và đề nghị BQL phê duyệt TKKT công trình hầm và ga ngầm. Ngay sau đó 1 ngày, BQL ban hành Quyết định số 159 phê duyệt TKKT công trình hầm và các ga ngầm theo tư vấn của Systra.

Trả lời phỏng vấn thời điểm này, ông Nguyễn Quang Mạnh - Trưởng BQL dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuy thừa nhận: “Nhìn tổng thể tiến độ so với hợp đồng năm 2007 thì chúng ta không đạt được. Các phần việc chưa hoàn thành theo đúng mục tiêu”, song ông vẫn cho rằng “một trong những việc của chủ đầu tư với tư vấn, nhất là những người trực tiếp tham gia dự án, đều nhìn thấy rằng đó là những việc rất khách quan”. Và “đây là những việc cần tiếp tục tháo gỡ của các cấp liên quan chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, về cơ chế, chính sách tham mưu cho Chính phủ, liên quan đến dự án”.

Tức là tại khách quan và “tiếp tục tháo gỡ”(!).

Dự án “đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội” (tuyến 3) có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010, sau hai lần thay đổi, mức đầu tư phê duyệt ban đầu từ 783 triệu euro (khoảng 22 nghìn tỷ đồng) hiện đã “đội lên” tới 36.000 tỷ đồng, và bị chậm so với kế hoạch ban đầu 36 tháng. Trước đó, chính BQL dự án đường sắt đô thị cũng đành kiến nghị rà soát lại toàn bộ hợp đồng tư vấn Systra, thay kỹ sư trưởng dự án tư vấn Systra.

Một dự án mà “đội vốn” 14.000 tỷ đồng, làm chậm tiến độ 3 năm - liệu đến giờ mới thanh tra thì có muộn quá không, vì chừng ấy năm, dự án đã luôn khét lẹt “mùi” ưu ái bên tư vấn?

Và theo quy hoạch chung, Hà Nội sẽ xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị (metro) với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 700.801 ngàn tỷ đồng, tương đương 31,42 tỷ USD. Nhưng đến nay, thì cả ba tuyến đang thi công gồm tuyến Cát Linh - Hà Đông, tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội, tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đều “đội vốn” và chậm tiến độ.

Điệp khúc “đội vốn, chậm tiến độ” giống nhau, liệu có cần thanh tra toàn diện tất cả các dự án này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm