| Hotline: 0983.970.780

Điệp viên Mỹ bất cẩn hay năng lực phản gián của Trung Quốc tăng lên?

Thứ Sáu 26/05/2017 , 06:30 (GMT+7)

Trở lại vụ việc mới nhất trong cuộc chiến gián điệp Trung - Mỹ. Báo New York Times (Mỹ) dẫn nguồn ba cựu quan chức Mỹ nói tính từ cuối năm 2010 hết năm 2012, Trung Quốc đã thủ tiêu ít nhất hơn 10 nguồn tin của CIA.

Một người bị bắn ngay trước mặt đồng nghiệp khi họ đứng trong sân một cơ quan nhà nước ở Trung Quốc. Đây là thông điệp cho những ai có thể muốn làm “Hán gian”.

10-38-33_merlin-to-scoop-119194475-314935-mster675
CIA đã mất nhiều nguồn tin tại Trung Quốc (ảnh: New York Times)

Những người chưa đến mức phải thủ tiêu đã bị tống vào ngục. Trung Quốc đã thủ tiêu hoặc bỏ tù 18-20 nguồn tin của CIA tại Trung Quốc, theo lời hai cựu quan chức cấp cao Mỹ. Trung Quốc đã bóc gỡ hiệu quả một mạng lưới mà Mỹ phải mất nhiều năm mới gầy dựng được.
 

Đòn chí mạng

Đánh giá thiệt hại sau khi một đường dây điệp viên bị phơi lộ có thể khó khăn, nhưng vụ việc lần này được coi là đặc biệt nghiêm trọng đối với Mỹ. Sự “mất mát” của Mỹ tại Trung Quốc lần này, theo đánh giá của các quan chức Mỹ, tương đương những “mất mát” tại Liên Xô và sau đó là Nga trong vụ phản bội của hai điệp viên Aldrich Ames và Robert Hanssen, một là cựu nhân viên CIA, người còn lại thuộc FBI. Cả hai đã tiết lộ các hoạt động tình báo của Mỹ tại Nga cho Matxcơva trong nhiều năm.

Chương mới trong các hoạt động điệp báo này cho thấy Trung Quốc đã thành công trong việc hủy hoại các nỗ lực gián điệp của Mỹ đến mức nào. Tình báo Trung Quốc đã đánh cắp được nhiều bí mật của Mỹ, tiếp cận hàng ngàn hồ sơ nhân sự của Chính phủ Mỹ, bao gồm cả các điệp viên. CIA coi hoạt động gián điệp tại Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức này, nhưng bộ máy an ninh khổng lồ của Trung Quốc đã khiến công việc của các điệp viên phương Tây cực kỳ khó khăn, nhất là việc phát hiện và nuôi dưỡng nguồn tin.

Tại thời điểm CIA đang cố gắng tìm ra nguyên nhân vì sao vài tài liệu thuộc dạng nhạy cảm nhất của họ lại bị rò rỉ lên trang WikiLeaks hai tháng trước, còn FBI đang bận bịu điều tra mối liên quan có thể có giữa chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump và Nga, việc làm rõ nguyên nhân mạng lưới gián điệp bị bóc gỡ tại một quốc gia có hệ thống tình báo và phản gián phức tạp như Trung Quốc là cực kỳ khó khăn. New York Times nói, cả CIA và FBI đều từ chối bình luận.

Các chi tiết về vụ việc bị giấu nhẹm. 10 quan chức đương nhiệm và cựu quan chức được đề cập trong bài của tờ báo hàng đầu nước Mỹ đều không muốn nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.
 

Phơi lộ

Dấu hiệu bất ổn đối với mạng lưới của Mỹ bắt đầu xuất hiện từ năm 2010. Tại thời điểm đó, chất lượng thông tin mà CIA có được về những vận hành ngầm trong Chính phủ Trung Quốc thuộc dạng tốt nhất trong nhiều năm, kết quả của việc kết nối được với những nguồn tin sâu trong nội bộ nền hành chính của Bắc Kinh, theo lời bốn cựu quan chức Mỹ nói với New York Times. Một số nguồn tin là người Trung Quốc mà CIA tin rằng đã bất mãn với chế độ đầy tham nhũng.

Nhưng đến cuối năm 2010, các dòng tin tức bắt đầu cạn dần. Đầu năm 2011, các quan chức cấp cao của CIA nhận thấy họ có một vấn đề: “tài sản” (các nguồn tin) tại Trung Quốc, nằm trong số các “tài sản” đắt giá nhất của CIA, đang biến mất dần.

FBI và CIA đã mở một cuộc điều tra chung, có sự tham gia của các quan chức phản gián hàng đầu của mỗi bên. Họ bắt đầu phân tích mọi hoạt động đang được duy trì ở Bắc Kinh.

Khi ngày càng nhiều nguồn tin biến mất, chiến dịch điều tra của tình báo Mỹ càng trở nên cấp thiết. Gần như mọi nhân viên của Đại sứ quán Mỹ bị đưa vào tầm ngắm, bị bí mật theo dõi, săm soi, bất kể chức vụ cao đến đâu. Một số quan chức tình báo Mỹ tin rằng người Trung Quốc đã giải mã được phương pháp mã hóa thông tin mà CIA sử dụng để liên lạc với nguồn tin. Số khác tin rằng có kẻ phản bội trong CIA, một khả năng mà các quan chức của CIA lúc đầu rất miễn cưỡng bàn tới và một số người trong cả CIA và FBI đều tin không có khả năng xảy ra.

Các cuộc tranh luận của họ chốc chốc lại bị gián đoạn bởi một cú điện thoại khủng khiếp: “Chúng ta mất thêm một người”. Chính quyền của Tổng thống Obama đã liên tục đặt câu hỏi vì sao nguồn tin tình báo từ Trung Quốc lại giảm sút nhanh đến thế.

Rồi CIA đổ dồn sự chú ý vào một cựu điệp viên, người từng hoạt động trong mảng Trung Quốc của CIA, tin rằng người này phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ mạng lưới. Nhưng người ta không thu thập đủ bằng chứng để bắt giữ ông ta và hiện ông này đang sống tại một nước châu Á khác, theo lời các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ.

Những người loại bỏ khả năng có kẻ phản bội thì tin rằng các điệp viên Mỹ đã quá bất cẩn trong khi năng lực phản gián của Trung Quốc đã tăng lên. Một số quan chức FBI tin rằng các nhân viên CIA tại Bắc Kinh đã thường xuyên đi một lộ trình, thường xuyên đến một vài điểm, giúp hệ thống giám sát khổng lồ của Trung Quốc nhận ra chân tướng của họ. Một số điệp viên Mỹ gặp gỡ nguồn tin tại nhà hàng, nơi các đặc vụ Trung Quốc đã gắn máy nghe trộm từ trước, và thậm chí các bồi bàn cũng là người của cơ quan phản gián Trung Quốc.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất