| Hotline: 0983.970.780

Diệt rầy nâu

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:41 (GMT+7)

Hiện nay dịch rầy nâu bùng phát trên diện rộng hại lúa mùa sớm đang ở giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi thuộc các tỉnh đồng bằng, trung du, miền núi phía Bắc. Không ít hộ nông dân phun thuốc 2- 3 lần tốn nhiều công sức, tiền bạc mà vẫn bị rầy hại nặng. Xin giới thiệu kinh nghiệm trừ rầy nâu chết nhiều.

Tự kiểm tra rầy, xác định ngưỡng phòng trừ hiệu quả, thời điểm phun thuốc ở ruộng lúa của mỗi gia đình dựa vào mật độ rầy khi điều tra, cách làm như sau: Điểm kiểm tra cách bờ 1-2m và cách nhau 4-5m. Kiểm tra khi ruộng có lớp nước ngập 3-5cm, vào 9-11giờ sáng. Tại mỗi điểm kiểm tra, vạch gốc lúa đoạn dài 2-3m, vỗ nhẹ vào gốc lúa, quan sát thấy có rầy ước chừng > 20 con/khóm là thời điểm phun thuốc trừ rầy.

1. Mật độ rầy thấp, dưới 20 con/m2 dùng các loại thuốc điều hoà sinh trưởng như: Applaud 25WP; Difluent 10WP, kết hợp với chất bám dính phun vào gốc nơi rầy trú ngụ. Mật độ rầy > 20-50 con/khóm dùng nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng kết hợp với thuốc tiếp xúc như: Trebon 10WP; Bulldock 25EC, phun trực tiếp vào gốc lúa.

Giai đoạn lá lúa còn xanh (xuôi trái sau trổ bông 1-7 ngày) tốt nhất dùng loại thuốc trừ rầy có 2 tác động: Nội hấp (lưu dẫn) và tiếp xúc mạnh, ít độc hại với người và thiên địch, thời gian trừ rầy dài, phun lên tán lá, thân cây không cần rẽ lúa khi phun. Những loại thuốc trừ rầy nội hấp đặc hiệu đáng tin cậy có uy tín cao trên thị trường có tên thương phẩm là: Penalty gold 30WWG; Oshin 20WP; Sachray 200WP…

 Về nồng độ liều lượng cần căn cứ vào mật độ rầy, tuổi rầy để quyết định. Thông thường, khi đa số là rầy tuổi nhỏ (trên 50% số rầy tuổi 1-3) mật độ thấp dưới 20 con/khóm phun thuốc với nồng độ, liều lượng như hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Mật độ 20-50 con/khóm, tăng nồng độ lên gấp 1,5lần.

2. Giai đoạn lúa chín đỏ đuôi, lá lúa biến vàng bị nhiễm rầy, lúc này lá lúa hấp thu kém hoặc trường hợp đa số là rầy trưởng thành (trên 50% số rầy tuổi 5 có cánh ngắn hoặc dài), mật độ rầy cao trên 100 con/khóm cây lúa đã héo, cháy rầy điểm nên sử dụng thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc mạnh. Để hạn chế tính chống thuốc của rầy và tăng tính độc cho rầy chết nhanh cần phối hợp 2 loại thuốc với nhau.

 Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trừ rầy tiếp xúc nhưng hiệu quả nhất hiện nay vẫn là Bassa + Padan + bám dính (hoặc dầu khoáng, xà phòng bột). Dùng 60ml Bassa 50EC + 15g Padan 95SP + 10ml chất bám dính (hoặc 1-2g xà phòng bột; 20-25ml dầu khoáng)/bình 10-12lít, phun 3-4 bình/sào Bắc bộ.

Nếu ruộng cạn nước, rầy chỉ chết 30-40% với những con trực tiếp dính thuốc. Trên mặt ruộng có một lớp nước ngập, chất nhũ dầu mang hoạt chất Fenobucarb có trong thuốc Bassa cùng với chất phụ gia (xà phòng bột, dầu khoáng, bám dính) tạo thành lớp váng thuốc trên mặt nước, những con rầy thấy động (60-70% số rầy) nhảy xuống nước sẽ dính thuốc hoặc bị bịt mất lỗ thở mà chết. Rẽ lúa thành luống có chiều rộng 80-100cm để phun được vào gốc lúa nơi có tới 90% lượng rầy trú ngụ. Cần dùng bình bơm có béc tia nhỏ để phun vào gốc lúa.

Chú ý: Không nên phun rầy nâu giai đoạn lúa đang trổ bông, phơi màu rộ, vì giai đoạn này lúa rất mẫm cảm với thuốc, trừ trường hợp cháy rầy giai đoạn này cần phải tạo băng phun vào gốc lúa, không phun lên bông lúa.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm