| Hotline: 0983.970.780

Diệt ruồi đục quả

Thứ Sáu 19/08/2011 , 13:39 (GMT+7)

Ruồi đục quả hàng năm gây hại lớn cho các vùng trồng bưởi, cam, ổi, nhãn, vải, thanh long... Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ quả và đẻ trứng vào chỗ tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả. Dòi non nở ra đục ăn thịt quả làm quả thối rụng, năng suất, chất lượng quả bị giảm rõ rệt.

Nhận biết: Con trưởng thành hình dạng giống ruồi nhà nhưng nhỏ hơn, hình thon dài, bay khoẻ. Cơ thể ruồi dài 5-7mm, sải cánh rộng 10-13mm. Đầu tựa hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với nhiều vết đen nhỏ, phía sau đầu có nhiều lông nhỏ. Phần ngực màu nâu đỏ hoặc nâu tối, mặt lưng có một vân vàng hình chữ U. Ở 3 đôi chân, đốt đùi cũng có màu nâu đỏ, song đốt chày và bàn chân có màu vàng. Nói chung ruồi cái lớn hơn ruồi đực và phân biệt dễ dàng bởi ống đẻ trứng kéo dài.

Trứng ruồi có hình dạng quả dưa chuột, dài khoảng 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Khi giòi nở vỏ trứng tách ra theo một đường dọc. Dòi non mới nở dài khoảng 1,5mm, lúc đẫy sức dài tới 8mm, màu vàng nhạt.

Vỏ nhộng (kén giả) hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, lúc ruồi sắp vũ hoá chuyển sang màu nâu đỏ. Ruồi đục quả thường tăng nhanh số lượng hại mạnh giai đoạn quả già và chín.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 165 ra ngày 19/8/2011)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm