| Hotline: 0983.970.780

Điều chỉnh kế hoạch dạy nghề nông

Thứ Tư 10/07/2013 , 09:56 (GMT+7)

Mới đây, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã phải điều chỉnh kế hoạch dạy nghề cho LĐNT năm 2013.

Mới đây, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã phải điều chỉnh kế hoạch dạy nghề cho LĐNT năm 2013.

Theo kế hoạch ban đầu, với nguồn kinh phí gần 654 triệu đồng, huyện sẽ mở 32 lớp dạy nghề; trong đó 26 lớp dạy nghề nông nghiệp và 6 lớp dạy nghề phi nông nghiệp.

Thế nhưng, xét thấy tình hình thực tế huyện đã điều chỉnh giảm 4 lớp dạy nghề phi nông nghiệp, tăng 3 lớp dạy nghề nông nghiệp.


LĐNT chưa qua đào tạo làm việc trên một tuyến giao thông

Còn tại huyện Đạ Huoai, một trong những nghề được xem là phù hợp với tình hình thực tế của địa phương được đưa vào chương trình dạy nghề nông thôn là nghề tạo dáng cây cảnh. Hồi tháng 3/2013, khi thông báo, đã có 28 người đăng ký theo học, hầu hết là bảo vệ của các trường học trên địa bàn.

Thế nhưng, đến khi lớp học chuẩn bị mở ra thì số học viên thực sự theo học chỉ 10 người. Một cán bộ huyện Đạ Huoai nói rằng: “Lớp dạy nghề tạo dáng cây cảnh được mở ra hầu như chỉ nhằm vào đối tượng học viên là nhân viên bảo vệ các trường học.

Bởi lẽ, trên địa bàn huyện, ngoài nhiệm vụ bảo vệ, nhân viên bảo vệ các trường còn kiêm thêm việc chăm sóc cây cảnh. Do vậy, kiến thức về chăm sóc cây cảnh đối với các đối tượng này là hết sức cần thiết”.

Song, theo một nguồn tin mà chúng tôi có được thì không phải nhân viên bảo vệ các trường học không mặn mà với lớp dạy nghề tạo dáng cây cảnh mà là do “cấn” công việc “bảo vệ” nên họ không thể tham gia được. Nói cụ thể hơn, không ít lãnh đạo các trường học chưa thực sự tạo điều kiện cho nhân viên bảo vệ tham gia lớp học nghề có tính chuyên môn cao này.

Trước thực tế ấy, UBND huyện Đạ Huoai vừa có văn bản yêu cầu: “Phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi để các học viên tham gia lớp sơ cấp nghề tạo dáng cây cảnh theo danh sách đã đăng ký nhằm đảm bảo đúng số lượng, chất lượng và thời gian đào tạo của lớp.

Đây là một tiêu chí để xem xét, đánh giá xếp loại trong phong trào thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, yêu cầu đồng chí hiệu trưởng các đơn vị trường học nghiêm túc thực hiện…”.

Ông Trương Ngọc Lý, GĐ Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng nói: “Nếu phải phát biểu những yếu kém về công tác dạy nghề ở Lâm Đồng thì điều trước tiên cần nhấn mạnh là trong thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy sự phát triển ngành nghề cùng với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Bên cạnh đó, quy mô đào tạo còn khá nhỏ, mỗi năm chỉ có 1,5 - 1,6% LĐNT được hỗ trợ học nghề theo đề án 1956. Hiện vẫn còn nhiều xã chưa mở được lớp dạy nghề hoặc chỉ mở được vài lớp trong vòng 3 năm qua”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất