| Hotline: 0983.970.780

Điều được mùa, nông dân vẫn "khóc"

Thứ Sáu 28/03/2014 , 13:19 (GMT+7)

Khi giá điều 27 ngàn đ/kg thì điều chưa cho thu hoạch đại trà. Khi vào vụ, giá rớt mỗi ngày từ 1.000 - 2.000 đ/kg.

Khi nông dân đang bước vào mùa vụ thu hoạch rộ, cũng là lúc giá hạt điều tuột dốc, từ 27 ngàn đ/kg đầu vụ xuống còn 21,7 ngàn đ/kg, có nơi chỉ còn 19 ngàn đ/kg. Dự báo năm nay người nông dân Bình Phước được mùa điều.

Giá điều tuột dốc từng ngày

Vào đầu vụ (tháng 2), những vườn điều trĩu quả, người trồng điều hy vọng được mùa lớn. Thêm vào đó, họ mừng thầm vì giá điều tươi được đại lý, thương lái thu mua với giá 27 ngàn đ/kg. Song, niềm vui chẳng "đầy gang", nỗi buồn lại bao chùm khắp vùng điều.

Chúng tôi về huyện Bù Đăng, là một trong những vựa điều lớn nhất tỉnh Bình Phước. Ở đây, mọi người đang tất bật thu hoạch điều. Ghé thăm và trò chuyện với anh Điểu Din, xã Minh Hưng, anh tâm sự: “Năm trước, vườn điều nhà tôi mất trắng. Nếu không nhờ xã cho mua gạo trả tiền dần và ngân hàng khoanh nợ thì phải bán đứt vườn điều.

Năm nay, mùa điều đến chậm hơn nhưng trĩu quả, nếu bán giá 27 ngàn đ/kg thì vợ chồng tôi sẽ có tiền đáo nợ ngân hàng và giữ được vườn điều. Nhưng chưa kịp thu hoạch hết diện tích thì giá điều xuống từng ngày, khiến gia đình tôi ăn không ngon ngủ không yên”.

Chỉ sau một thời gian ngắn, nụ cười hy vọng của người nông dân trồng điều đã không còn. Bởi khi giá điều 27 ngàn đ/kg thì điều chưa cho thu hoạch đại trà. Khi vào vụ, giá rớt mỗi ngày từ 1.000 - 2.000 đ/kg.

Chị Nguyễn Thị Hà, thương lái thu mua nông sản cho biết: "Những thương lái nhỏ như chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào các chủ DN điều. Điều rớt giá liên tục là do các “ông lớn” quy định, vì vậy chúng tôi cũng chỉ dựa vào đó mà mua của người dân".

22-58-18_1
Người nông dân trồng điều lao đao trước sự giảm giá liên tục

Nhiều người trồng điều than vãn: Bình Phước là vùng trọng điểm cây điều cả nước. Thế nhưng các cơ quan Nhà nước chưa phối hợp với các DN xây dựng được mạng lưới thu mua nông sản ổn định giúp người trồng điều, thì những người nông dân như chúng tôi hằng năm vẫn phải chịu cảnh "đến mùa thì giá rớt"... 

Nông dân thiệt thòi

Chúng tôi ghé thăm trang trại của ông Nguyễn Văn Hòa ở thôn 8, xã Đắc Nhau (huyện Bù Đăng), có 17 ha với hơn 10 năm gắn bó với cây điều, cho biết: Năm nay thời tiết thuận lợi nên người trồng điều được mùa. Năng suất vườn điều của gia đình anh tăng khoảng 15-20% so năm 2013. Tuy nhiên, sản lượng điều tăng không bù được giá điều giảm.

 Ông Hòa bức xúc: “Không chỉ riêng năm nay, năm nào cũng vậy, cứ vào chính vụ giá điều rớt 3.000-5.000 đ/kg so với đầu vụ. Năm nay điều được mùa hơn, nhưng giá lại rớt nhanh và sâu hơn. Vì vậy, hầu hết nông dân không ai có điều để bán ở mức giá 27 ngàn đ/kg”.

 Năm 2013, đầu mùa gia đình ông bán được 24-25 ngàn đ/kg, chính vụ 23 ngàn đ/kg, cuối vụ 20 ngàn đ/kg. Để "bào chữa" cho giá điều giảm thì các DN đưa ra rất nhiều lý do như: Các ông lớn chưa “ăn hàng”, điều tươi hằng ngày do DN niêm yết giá và đại lý thu mua theo giá đó…

Đã vào chính vụ, nhưng khác với mọi năm, mùa điều năm nay không còn xuất hiện những chiếc xe trọng tải lớn đi thu mua, chỉ có xe tải nhỏ của các DN "còi" và đại lý. Các DN lớn thường dùng xe trên 20 tấn hoặc xe container thu gom điều. Và năm nay cũng như nhiều năm gần đây không hề xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán.

Vào mùa thu hoạch, đa số nông dân thu đến đâu bán đến đó để trang trải cuộc sống và trả tiền ứng trước phân bón, thuốc BVTV..., dù giá cao hay thấp. Hơn nữa, trong 3 năm liên tiếp, những hộ có điều kiện kinh tế khá nhờ cao su được giá, cất trữ điều đều bị lỗ nên ít ai liều găm điều chờ giá cao.

Bà Nguyễn Thị Kim Nga- Phó Chủ tịch, kiêm Trưởng ban Nông nghiệp và nông dân trồng điều của Hiệp hội Điều Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Điều tỉnh Bình Phước cho biết: Năm 2014, sản lượng điều cả nước tăng 10-15% so năm 2013. Với giá điều nhân XK hiện nay, giá điều tươi thu mua của nông dân khoảng 25 ngàn đ/kg là phù hợp. Hiện chúng ta chưa xây dựng được mạng lưới thu mua cũng như quy hoạch phát triển điều hợp lý, do đó người trồng điều vẫn chịu rất nhiều thiệt thòi.

Bà Nga cho biết thêm: Hiện Hiệp hội Điều Việt Nam đang có kế hoạch phối hợp với Bộ NN-PTNT về việc quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu điều bền vững. Trong đó có liên quan đến đảm bảo đầu ra cho người trồng điều.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm