| Hotline: 0983.970.780

Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ, Trung cùng tham chiến trên biển?

Chủ Nhật 21/05/2017 , 10:19 (GMT+7)

Đó là giả định của trang tin Scout.com, Mỹ đưa ra hôm 20/5, nói về nguy cơ chiến tranh Mỹ- Trung trên biển, đặc biệt là vùng biển phía tây Thái Bình Dương.

Không có gì bí mật khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang tăng lên từng ngày liên quan đến Biển Đông và Đài Loan khi Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Rex Tillerson đưa ra những luận điểm cứng rắn khi nói về yếu tố Trung Quốc. Thậm chí Tillerson còn đưa ra đề xuất khả năng phong tỏa chống Trung Quốc, coi đây là một hành động chiến tranh và chính Thượng viện Mỹ cũng đã điều trần, xác nhận sự kiện trên. Và giả sử chiến tranh xảy ra, Mỹ sẽ chiếm ưu thế trên biển còn Trung Quốc có thế mạnh trên đất liền.

Hạm đội USS Carl Vinson trong chuyến tập trận tại Thái Bình Dương hồi tháng 7/2016)

Cuộc chiến có thể sẽ bắt đầu bằng một sai lầm đơn giản khi Mỹ tiến hành các hoạt động hàng hải,  ​​triển khai tàu USS Carl Vinson tại vùng biển Đông cùng với một số tàu khu trục khác như USS Wayne E. Meyer, USS Michael Murphy, và USS Lake Champlain. Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã triển khai tại Biển Đông hồi cuối năm 2016 đầu năm 2017 cùng 3 tàu khu trục tên lửa dẫn hướng, 2 tàu khu trục nhỏ hướng dẫn hướng, tàu chống ngầm, và một tàu chở dầu.

Tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất của Trung Quốc

Nếu chiến sự xảy ra, Mỹ sẽ có lợi thế ban đầu về tàu sân bay, bởi tàu sân bay của Mỹ vượt trội hơn so với Trung Quốc. Tàu Liêu Ninh lần cuối được phát hiện thấy chở được 13 máy bay chiến đấu J-15. Đây là máy bay còn nhiều hạn chế như khả năng cất và hạ máy bay, phải sử dụng  đường bay dốc mới cất cánh được, chưa kể hạn chế về vũ khí và nạp nhiên liệu.

J-15 sẽ phải đối mặt với chiến đấu cơ Carrier Air Wing 2, thế hệ máy bay được thiết kế riêng cho USS Carl Vinson. Air Wing 2 có tới 3 phi đội chiến đấu tấn công 10-12 F/A-18 Hornet. Tổng cộng 34 chiếc Hornet được hỗ trợ bởi bốn máy bay radar cảnh báo sớm  E-2C Hawkeye của phi đội Cảnh báo sớm thuộc Không đoàn 113. Như vậy, 13 máy bay chiến đấu của Trung Quốc không thể địch nổi 34 máy bay chiến đấu Mỹ được hỗ trợ bởi radar cảnh báo sớm và máy bay tấn công điện tử.


Máy bay trên tàu USS Carl Vinson của Mỹ

Các loại chiến đấu cơ Growler còn có khả năng hạn chế tính năng "chống không" của 5 tàu tên lửa dẫn đường mang tên lửa phòng không cũng như tàu Liêu Ninh mang hệ thống vũ khí Type 1130 có khả năng bắn 10.000 viên đạn/phút. Ngoài ra Mỹ còn huy động các loại máy bay Hornet cùng tham gia nhưng  Hải quân Mỹ vẫn chưa muốn tung ra các loại máy bay này bởi không cần thiết .

Trong tương lai Mỹ còn trang bị cả tên lửa hạm đối đất Harpoon Block II với phạm vi hoạt động 134 hải lý (2145 km), có thể bắn trúng những tên lửa dẫn đường HQ-9 hay còn gọi là "rồng lửa" của Trung Quốc chỉ có tầm hoạt động 108 hải lý (173 km). Tuy nhiên, hạm đội Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được mối nguy khi các máy bay và tên lửa của Trung Quốc bắn đi từ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều này đã lộ ra ý đồ có tính toán từ lâu của Trung Quốc trong việc chiếm bằng được các hòn đảo của Việt Nam tại khu vực biển Đông đã được dư luận lâu nay nhắc đến.

Lính Mỹ lắp tên lửa Harpoon Block II cho chiến đấu cơ Super Hornet F/A-18E

 

(Theo Scout.com- 19/5/2017)

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.