| Hotline: 0983.970.780

Điều kiện để thức ăn chăn nuôi được lưu hành hợp pháp

Thứ Hai 11/08/2014 , 07:31 (GMT+7)

Điều kiện đầu tiên là đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật...

Hỏi: Xin cho biết điều kiện thức ăn chăn nuôi được đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam?

* Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định như sau:

1. Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi.

b) Đã được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu tại Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006, Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN ngày 03/7/2007, Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22/8/2008 của Bộ trưởng Bộ NN- PTNT và Danh mục thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

c) Đã qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm được công nhận của hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập.

d) Là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận bởi Hội đồng khoa học của Bộ NN-PTNT.

2. Thức ăn chăn nuôi đưa ra khỏi danh mục khi:

a) Trong quá trình sử dụng phát hiện có gây tác hại đến sản xuất, môi trường, VSATTP.

b) Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng sau 2 lần kiểm tra liên tiếp.

c) Thức ăn chăn nuôi đã hết thời gian hiệu lực trong danh mục.

3. Bổ sung, điều chỉnh Danh mục:

a) Định kỳ 3 tháng một lần, Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi trình Bộ trưởng Bộ NN-PTNT bổ sung, điều chỉnh Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.

b) Nội dung bổ sung, điều chỉnh Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 5 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT...

*Hiệu lực của Danh mục

Hiệu lực của danh mục thức ăn chăn nuôi là 5 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành có hiệu lực. Trước khi hết thời gian hiệu lực 6 tháng, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nếu có nhu cầu làm thủ tục đăng ký lại vào danh mục tại Tổng Cục thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi.

 -Hồ sơ đăng ký lại vào danh mục bao gồm:

a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT.

b) Bản sao chứng thực bản công bố tiêu chuẩn cơ sở, bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.

c) Bản sao chứng thực mẫu nhãn của sản phẩm.

*Thức ăn chăn nuôi dùng chung cho nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm:

a) Các tổ chức, cá nhân khi làm thủ tục đăng ký vào danh mục hay điều chỉnh bổ sung các thông tin có liên quan, gửi hồ sơ tới Tổng cục Thuỷ sản và Cục Chăn nuôi.

b) Trình tự thủ tục và các nội dung xác nhận chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi dùng chung trong nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng tương tự như quy định đối với các loại thức ăn chăn nuôi khác trong Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT...

Xem thêm
Giải pháp canh tác thông minh với đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh

Quy trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL có thể là cách làm và giải pháp để đồng hành 'Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh'.

Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm