| Hotline: 0983.970.780

Điều lo lắng của một nghệ nhân muốn 'giữ hồn Tây Nguyên' mãi mãi

Thứ Bảy 18/06/2016 , 14:01 (GMT+7)

Đó là nhận xét của nhiều người dành cho Nghệ nhân Y Hiu Nie Kdam (SN 1955), người dân tộc Ê Đê sống tại buôn Mdúk phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột. Ngay từ 7 tuổi ông đã biết đánh chiêng và giờ đây ông trở thành “người tiếp lửa cho cồng chiêng Tây Nguyên.

Suốt cuộc đời gắn bó với vùng đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ, được đắm mình trong các lễ hội văn hóa truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, lắng nghe âm vang các bài chiêng cổ nên văn hóa truyền thống, nhất là cồng chiêng đã ăn sâu vào tâm khảm của nghệ nhân Y Hiu, ngay từ 7 tuổi ông đã biết đánh chiêng và giờ đây ông trở thành “người tiếp lửa cho cồng chiêng Tây Nguyên”.

Theo lời kể của nghệ nhân Y Hiu, trước đây ở buôn Mdúk có nhiều người biết đánh chiêng lắm, trong buôn lại có nhiều bộ chiêng quý. Mỗi lần buôn làng có lễ mừng trẻ ra đời, lễ đặt tên, lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới... được nghe những nhịp chiêng của các bậc cha, anh bị “nhiễm” nên mãi mê đứng xem. Nghe nhiều nên “mê chiêng”.

“Khi tôi sinh ra đã nghe tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang khắp các buôn làng, núi rừng trong các dịp lễ hội truyền thống. Càng nghe tôi càng yêu quý cồng chiêng, bởi cồng chiêng gắn bó mật thiết với mỗi đời người, mỗi gia đình, dòng họ và lễ nghi cổ truyền của cộng đồng”- Nghệ nhân Y Hiu thổ lộ.

Theo tập tục của buôn là Ê đê, chiêng chỉ được đánh trong những ngày lễ, ngày hội, không được đánh trong nhà, do vậy những lúc chăn trâu, chăn bò ngoài đồng, Y Hiu thường mang theo chiêng để tập đánh, tập nhiều nên biết đánh và thuộc nhiều bài chiêng. Ngay từ nhỏ, Y Hiu đã trở thành đứa trẻ đánh chiêng giỏi nhất buôn Mdúk.

13-59-51_cong-chieng-2
Nghệ nhân Y Hiu Nie Kdam

 

Trước đây, đạo Tin lành xâm nhập vào buôn làng, máy bay Mỹ thả bom (1968) làm cháy rất nhiều bộ chiêng quý. Đặc biệt, thời gian gần đây do môi trường sinh sống đã thay đổi quá nhiều nên một bộ phận lớp trẻ ở các buôn, làng không còn yêu thích cồng chiêng nữa, ngay những trung niên, nhiều người cũng chối bỏ cồng chiêng.

Nhưng đối với Y Hiu lại khác, ông luôn trăn trở câu hỏi làm gì để khôi phục, gìn giữ và phát huy văn hóa cồng chiêng? Từ chỗ “say tiếng chiêng” nên trong ông luôn có ý nghĩ làm sao “giữ được tiếng chiêng”. Đối với ông, công việc bảo tồn và phát huy văn hóa công chiêng không phải là “cất vào trong kho” mà quan trọng là phải “khơi dậy, đánh thức” nó dậy. Điều này được cụ thể hóa bằng việc truyền dạy cho lớp trẻ trong các buôn, làng biết đánh chiêng.

Ngay từ năm 2002, Y Hiu bắt tay vào thực hiện công việc truyền dạy cách đánh chiêng cho trẻ con trong buôn. Đến nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, nghệ nhân đã mở và truyền thụ được 16 lớp đánh chiêng với khoảng 150 em thiếu nhi.

Y Hiu cho biết: “Dạy cho bọn trẻ biết đánh chiêng thành thạo không phải là điều đơn giản, bởi trước hết là phải khơi dậy cho chúng “mê chiêng”, từ “mê chiêng” mới khiến chúng “say chiêng” được…

13-59-51_cong-chieng
Các em nhỏ tập làm quen với chiêng tre

 

Lúc đầu, các em tập làm quen với chiêng, chỉ có vài em theo học, nhưng sau đó, cùng với sự say mê, thích thú và sự khích lệ của người già trong buôn, các em thiếu nhi tham gia ngày càng đông...”. “Niềm vui lớn nhất của mình bây giờ là được truyền dạy thật nhiều bọn trẻ các buôn làng đồng bào Ê Đê biết diễn tấu cồng chiêng, để chúng giữ được hồn của tổ tiên ông bà cho mai sau”.

Nghệ nhân Y Hiu là người khởi xướng thành lập đội chiêng và đứng ra truyền dạy cho các em. Việc này ghi nhận những đóng góp của các nghệ nhân trong lĩnh vực giữ gìn, phát huy, truyền dạy Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Tuy nhiên, công lao ấy vẫn còn đứng trước nguy cơ “đổ xuống sông, xuống biển”.

“Điều tôi lo lắng nhất hiện nay là sau khi bế mạc lớp học, bọn “lại trở về con số không”… Bởi cuộc sống bây giờ có nhiều thay đổi lắm, bọn trẻ lại thiếu chiêng để tiếp tục tập luyện, trau dồi, trong khi đó tôi ngày già đi”. Do vậy cần được sự hỗ trợ, quan tâm, động viên của các cấp, các ngành cũng như “cây lúa, cây mạ trên đồng cần được chăm bón”.

Nghệ nhân Y Hiu Nie Kdam là một trong số 12 nghệ nhân của tỉnh Đak Lak được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng Bằng công nhận Nghệ nhân dân gian vào ngày 15/6/2006 vì có nhiều đóng góp to lớn trong việc bảo tồn, phát triển Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm