| Hotline: 0983.970.780

Dinh dưỡng hợp lý để tiếp cận chân lý cuộc sống

Chủ Nhật 27/11/2016 , 14:50 (GMT+7)

Chân lý là cái mà ai cũng mong cầu, cũng muốn tìm kiếm, cũng muốn đối mặt, cũng muốn nhận ra, cũng muốn đạt đến. Ăn cũng vậy. Bất kỳ ai cũng muốn ăn đúng để có được sức khỏe tốt và để phát triển trí tuệ.

09-46-37_tr38-1
Ảnh minh họa
 

Khái niệm chân lý rất đơn giản. Chân lý là sự thật không thay đổi theo thời gian và không gian. Ví dụ, mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. Về mặt thời gian, ngày xưa mặt trời cũng mọc và lặn như vậy, bây giờ cũng vậy và tương lai chắc chắc cũng vậy. Về mặt không gian, ở Việt Nam mặt trời cũng mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây, ở Mỹ cũng vậy và ở Pháp cũng vậy.

Con bò ăn cỏ là một sự thật theo đúng trật tự của tự nhiên. Ngày xưa, ngày nay và tương lai, con bò vẫn ăn cỏ. Con bò ở đâu cũng ăn cỏ. Trong khi đó, con người ăn gạo lức hoặc hạt cốc cũng là một sự thật thuận với vũ trụ. Ngày xưa con người vẫn ăn vậy, bây giờ vẫn ăn vậy và tương lai vẫn ăn vậy.

Tính nghe của con người cũng thuộc chân lý. Hồi nhỏ cũng nghe, lớn lên cũng nghe, đến già cũng nghe. Thậm chí, chết rồi nghe còn được, cho nên mới có đám giỗ và cúng kính. Lúc khấn vái, người chết nghe gọi tên là “có mặt để ngồi cỗ ngay”.

Chân lý là một sự thật thuộc thiên nhiên, còn gọi là thiên tạo, mà con người không thể can thiệp được, không thể thêm, không thể bớt, không thể tạo ra, cũng không thể hủy diệt. Đối với mặt trời, con người không thể kéo mặt trời mọc và lặn ở hướng khác, không thể thêm cái gì vào, không thể bớt cái gì ra, không thể tạo, không thể tiêu hủy mặt trời. Hoàn toàn không thể nào được. Như vậy những cái mà con người tạo ra được, tiêu hủy được, thêm vào được, lấy ra được, thay đổi được là không phải sự thật của chân lý.

Ông bà mình bảo: “Ở phương Tây, sách vở càng mới càng hay, ngược lại ở Á Đông sách vở càng xưa chừng nào càng quí chừng nấy.” Hai khái niệm trái ngược nhau. Cái nào đúng, cái nào sai hay cả hai cái đều đúng? Chúng ta lấy định nghĩa chân lý ra phân xử. “Càng xưa càng quí” có nghĩa là giá trị của sách xưa không thay đổi theo thời gian, không thay đổi theo không gian. Thước đo thời gian đã khẳng định giá trị của sách cổ. Như vậy, sách cổ viết đến chân lý. Chân lý mang tính đơn giản, nên sách cổ không viết nhiều và không có nhiều. Điều này cũng thể hiện tổ tiên ta ngày xưa biết rõ chân lý, nhận ra chân lý và sống trong chân lý. Tổ tiên chúng ta có trí tuệ tuyệt vời.

Nhờ có trí tuệ soi sáng, tổ tiên ông bà biết nhìn xa trông rộng, biết để lại cho con cháu những giá trị bất biến theo thời gian. Để đọc và hiểu những sách vở xưa, người đọc phải có trí tuệ tương đồng với người xưa hoặc phải suy ngẫm qua thời gian lâu dài. Đừng tưởng thời hiện đại chế tạo ra được máy bay, điện thoại, tivi, tàu ngầm, bom hạt nhân nguyên tử... mà cho rằng thời nay khôn hơn thời xưa.

Đọc “Tây Du Ký”, có người bảo rằng những khả năng của tác giả và của người xưa được diễn tả trong đó. Tề Thiên có khả năng đằng vân độn thổ, bay lên trời, lặn xuống long cung, có khác chi máy bay và tàu ngầm ngày nay. Cây thiết bảng của Tề Thiên là loại vũ khí lợi hại, có thể biến lớn biến nhỏ, biến nhiều biến ít. Tề Thiên nhìn là khắc biết bạn hay thù, ma quỉ của phương nào. Và còn nhiều chi tiết khác. Cổ nhân rất tự do tự tại. Qua đây đủ răn đe những người mà luôn cho mình khôn hơn tổ tiên phải suy nghĩ lại, thức tỉnh tâm mình mà chuộc lỗi với tổ tiên.

“Càng mới càng hay” thể hiện tính thay đổi theo thời gian. Sách hiện đại ở phương Tây ghi lại những thành tựu nghiên cứu khoa học của con người. Những thành tựu khoa học mới sẽ bổ sung những thành tựu cũ hoặc thậm chí phủ nhận những thành tựu cũ. Khoa học đi theo con đường ‘quá khứ đúng’ đến ‘hiện tại sai’, suy ra kết quả không đúng (đúng + sai = không đúng); hoặc ‘hiện tại đúng’ đến ‘tương lai sai’, suy ra kết quả cũng không đúng. Người ta nói khoa học đang đi tìm chân lý, vậy mà đi trên con đường ‘đúng sai’ này thì biết bao giờ mới tìm ra chân lý. Sách hiện đại viết không đến chân lý nên sinh ra rất nhiều. Mỗi người viết theo thiên kiến của mình. Kết quả là chúng ta hiện nay đang bơi trong biển sách. Có phải trí tuệ con người ngày càng giảm sút?

Dinh dưỡng hiện đại phụ thuộc vào kết quả khoa học. Mà khoa học luôn thay đổi nên tháp (chế độ) dinh dưỡng cho con người hiện nay cũng luôn thay đổi theo. Như vậy chúng ta có thể tự kết luận rằng dinh dưỡng hiện đại đúng hay sai và có nên theo hay không.

Khoa học phát hiện trong cơ thể con người có các nhóm chất: đường, đạm, mỡ, nước, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng, vitamin nên dinh dưỡng hiện đại bảo chúng ta phải ăn đủ những nhóm chất này. Điều này đúng hay sai? Nhìn trình trạng bệnh tật hiện nay mà có thể đưa ra kết luận.

09-46-37_tr38-2
Ảnh minh họa
 

Có ai dám khẳng định rằng trong cơ thể con người chỉ có những nhóm chất đó mà không còn bất kỳ một chất nào khác? Không nhà khoa hoạc nào dám khẳng định như vậy cả. Biết đâu trong tương lai các nhà khoa học phát hiện ra thêm những chất khác nữa thì sao. Như vậy ăn theo khoa học chưa chắc đủ chất.

Phát hiện này của khoa học là chấp nhận được nhưng bảo con người phải ăn đủ các nhóm chất này thì là không đúng. Thử hỏi cơ thể con bò có những nhóm chất đó không? Có. Con bò chỉ ăn cỏ mà thịt của nó rất nhiều, xương của nó rất to và đầy đủ các bộ phận: tim, gan, phèo, phổi, sừng, da, lông, móng... mà không cần ăn thêm bất kỳ thứ gì khác.

Tương tự, con cọp cũng có đủ các nhóm chất này và có đủ các cơ quan, bộ phận nhưng chỉ ăn mỗi thịt. Các loài vật khác cũng có đủ các nhóm chất này. Tại sao vậy? Bằng cách nào, bằng cơ chế nào mà cơ thể con bò, con cọp, con người... làm được điều này? Bí mật này không có nhà khoa học nào hiểu nổi. Tạo hóa thật tuyệt vời rằng chỉ cần ăn đúng thức ăn của loài mình thì hệ tiêu hóa sẽ xử lý và cùng phối hợp với các hệ khác sẽ chuyển hóa đủ các chất cho cơ thể sử dụng. Khi nào trí tuệ con người tương đồng với tạo hóa thì mới hiểu được quá trình tạo tác này.

Có người hỏi nhìn thấy cái bàn gỗ trước mặt, vậy cái bàn có phải sự thật, có phải chân lý? Cái bàn không phải sự thật. Nó được xem là một ‘sự việc’ vì nó tồn tại trong một khoảng nào đó mà thôi, rồi cái bàn sẽ mục và hư hoại đi. Lúc đó không còn là cái bàn nữa mà là mấy que củi chẳng hạn. Chẳng phải đến mấy năm sau cái bàn mới hư mục mà hư mục xảy ra trong từng giây.

Khoa học do con người tạo ra, là nhân tạo, không thể thay thế những cái thiên tạo. Khoa học không phải là chân lý như vậy khoa học không phải là mục đích của chúng ta. Chúng ta chỉ sử dụng thành tựu khoa học như một phương tiện để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và để thực hiện mục đích của đời mình. Đừng để khoa học dẫn dắt đời mình.

Tìm một quyển sách đúng để đọc là việc vô cùng khó đối với lớp trẻ hiện nay. Ông bà mình dạy: “Hãy đọc những quyển sách hay nhất”. Vậy sách nào là sách hay nhất? Có phải là những quyển sách của người xưa?

Người tốt hoặc người tu là người làm bất kỳ việc gì cũng đúng, trong đó có ăn đúng.

(Kiến thức gia đình số 46)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.