| Hotline: 0983.970.780

"Định hình" nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

Thứ Ba 08/06/2010 , 07:00 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 800/QĐ- TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đây là văn bản quan trọng làm căn cứ phân công nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành, địa phương và chỉ định các nguồn vốn triển khai chương trình nông thôn mới (NTM) 10 năm tới.

* Thành lập BCĐ Trung ương do Phó Thủ tướng Thường trực làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT làm Phó trưởng ban thường trực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 800/QĐ- TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đây là văn bản quan trọng làm căn cứ phân công nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành, địa phương và chỉ định các nguồn vốn triển khai chương trình nông thôn mới (NTM) 10 năm tới.

Mục tiêu, nội dung chương trình

Theo quyết định (bấm chuột để xem toàn văn) kí ngày 4/6/2010 của Thủ tướng, đến năm 2015, toàn quốc phải có 20% số xã và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn NTM (theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM). Chương trình kéo dài  từ năm 2010 đến năm 2020 triển khai trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.

Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau: 1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 2. Phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội; 3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; 4. Giảm nghèo và an sinh xã hội; 5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX có hiệu quả ở nông thôn; 6. Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn; 7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; 8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; 9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị – xã hội trên địa bàn; 11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

Nguồn vốn, giải pháp

Các nguồn vốn thực hiện chương trình gồm: 1. Vốn ngân sách (TƯ và địa phương) có 2 nguồn. Thứ nhất là vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn chiếm khoảng 23%. Thứ hai là vốn trực tiếp cho chương trình chiếm khoảng 17%; 2. Vốn tín dụng khoảng 30%; 3. Vốn từ các DN, HTX và các loại hình kinh tế khác khoảng 20%; 4. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10%.

Ảnh minh họa

Giải pháp huy động vốn để thực hiện thành công chương trình vẫn là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động.

a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm: Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo; Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có);

b) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai chương trình. HĐND tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;

c) Huy động vốn đầu tư của DN đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; DN được vay vốn tín đụng dầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

d) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do HĐND xã thông qua;

đ) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các DN, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

e) Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng: Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ.  Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

g) Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Về nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ từ nguồn vốn trực tiếp cho chương trình (TƯ) có 3 dạng.

Thứ nhất hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: Công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ HTX.

Thứ hai hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu SX tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

Cuối cùng là mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt.

Về cơ chế đầu tư

Cùng ngày 4/6, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nghị định kèm theo 28 lĩnh vực nông nghiệp được đặc biệt ưu đãi về đầu tư khi DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Quyết định nêu rõ chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã là BQL xây dựng NTM xã do UBND xã quyết định. Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà BQL xã không đủ năng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì UBND huyện giao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của UBND xã;

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản có thời gian thực hiện dưới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 3 tỷ, chỉ cần lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, trong đó phải nêu rõ tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán;

Đối với các công trình có giá trị trên 3 tỷ hoặc công trình có yêu cầu kỹ thuật cao thì việc lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán phải do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện. Việc lựa chọn tư vấn phải theo quy định hiện hành.

UBND huyện là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng có nguồn gốc từ ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao; UBND xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có nguồn vốn từ ngân sách.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất