| Hotline: 0983.970.780

DK6919 - CÚ HÍCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở ĐBSCL

Thứ Ba 19/02/2013 , 10:11 (GMT+7)

Trồng xen canh 1 vụ màu hoặc nuôi 1 vụ cá tôm thay thế 1 vụ lúa trong năm đang được nhiều địa phương ở ĐBSCL triển khai, trong đó cây bắp lai được xem là cây trồng có nhiều triển vọng.

Trồng xen canh 1 vụ màu hoặc nuôi 1 vụ cá tôm thay thế 1 vụ lúa trong năm đang được nhiều địa phương ở ĐBSCL triển khai, trong đó cây bắp lai được xem là cây trồng có nhiều triển vọng.

Ghi nhận từ hội thảo đầu bờ giống bắp lai DK6919 tại Tam Nông, Đồng Tháp đã cho thấy việc chuyển đổi giống cây trồng là xu hướng đúng đắn và tất yếu cho sự phát triển nông nghiệp bền vững cho ĐBSCL.

Để đánh giá năng suất, sản lượng bắp lai và thực hiện việc chuyển giao KHKT cho nông dân, mới đây, Phòng Trồng trọt, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với Công ty TNHH Dekalb Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ về luân canh cây bắp vụ đông xuân tại xã Phú Ninh (Tam Nông, Đồng Tháp).

Hội thảo đã thu hút hơn 100 nông dân, cán bộ bảo vệ thực vật và khuyến nông viên cơ sở. Đại diện Công ty TNHH Dekalb Việt Nam đã giới thiệu quy trình làm đất, chuẩn bị giống, chế độ chăm sóc, phân bón, nước tưới và kỹ thuật thâm canh cây bắp dưới chân ruộng nước.

Trong toàn bộ quy trình kỹ thuật này đặc biệt lưu ý đến việc xử lý tình trạng nhiễm phèn và ngập úng để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Ông Đỗ Quang Trường, Giám đốc kỹ thuật của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam giới thiệu về “đứa con” mới trong đại gia đình Dekalb: "Mặc dù mới ra đời năm 2012 nhưng giống bắp lai DEKALB DK6919 đã nhanh chóng bám rễ tại vùng Đồng Tháp nói riêng và vùng châu thổ sông Cửu Long nói chung. Đây là giống ngắn ngày, chịu úng và chịu hạn khá tốt giúp giảm đáng kể chi phí tưới trong vụ đông xuân.

Ngoài ra, giống bắp lai DEKALB DK6919 còn có khả năng năng chống chịu trong điều kiện đất chua. Vì là giống ngắn ngày, bắp lai DEKALB DK6919 có thể gieo trồng ở mọi thời vụ trong năm. Điểm nổi trội của DEKALB DK6919 là ở chỗ chịu trồng dày, chống đổ ngã khá tốt, khả năng kết hạt cao, màu sắc hạt đẹp, dạng hạt đá, tỷ lệ tách hạt cao và độ ẩm hạt khi thu hoạch rất thấp nên rất được bà con nông dân và thương lái ưa chuộng”. Tất cả những đặc tính ưu việt trên đã lý giải tại sao nông dân ĐBSCL lại chấp nhận giống DK6919 nhanh đến vậy.

Ông Phạm Ngọc Thoa, hộ nông dân trồng thí điểm giống DK6919 ở xã Phú Ninh đánh giá: “Gia đình tôi đã áp dụng quy trình trồng và chăm sóc bắp lai theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, từ khâu chọn giống, trồng, bón phân, làm rãnh tưới nước… cho đến khi thu hoạch.

Kết quả, năng suất ban đầu ước đạt 1,3 tấn bắp/1 công (1.000 m2), tăng 3 tạ so với giống bắp CK66 (gieo trồng năm ngoái). Với diện tích gieo trồng 2,5 công vụ này tôi thu được trên 3,4 tấn, áp theo giá bắp tươi hiện nay là 4.500 đ/kg, sẽ thu được trên 14 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi có thể thu lãi trên 7 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa”.

Nông dân Nguyễn Minh Khoa cũng ở xã Phú Ninh, cho hay gia đình mình cũng đã trồng lúa được nhiều năm, nhưng năng suất lúa thấp, giá bán lại bấp bênh. Nay anh được công ty giới thiệu giống bắp mới, thích nghi trên vùng đất lúa, lại được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn dẫn tận tình, nên vụ này mạnh dạn chuyển sang trồng bắp lai để hiệu quả kinh tế đạt cao hơn.

Tại hội thảo, bà con được cán bộ kỹ thuật của công ty trao đổi những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất cây bắp và khuyến cáo một số biện pháp để tăng năng suất bắp cho vụ đông xuân năm sau.

Điều đáng nói là vụ bắp đông xuân 2012 của huyện Tam Nông thắng lợi nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu chọn giống, trồng và chăm sóc, nên năng suất, sản lượng bắp tăng cao. Nếu năm 2011, trồng giống bắp cũ, năng suất chỉ đạt 8 đến 9 tạ bắp/1 công, thì vụ này, với giống bắp DK6919 đạt năng suất bình quân từ 12 tạ bắp/công trở lên.

Những thắc mắc, tò mò đã được giải thích cụ thể, khi những diễn giả đã kết thúc bài nói chuyện nhưng bà con nông dân vẫn còn lưu luyến nán lại, rảo quanh ruộng bắp trình diễn. Mải mê ngắm nhìn những trái bắp to đều nặng trĩu như thể họ đã tìm ra bí quyết làm giàu cho chính mình. Ai cũng quả quyết rằng nhất định vụ tới phải ứng dụng các tiến bộ KHKT mới học được, sao cho mảnh ruộng nhà mình cũng đẹp như ruộng trình diễn.

Ông Lê Văn Chấn, Trưởng phòng Trồng trọt của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp cho biết, định hướng sắp tới sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nông nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là chuyển các chân ruộng lúa năng suất thấp sang trồng bắp để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Trao đổi với các thương lái chuyên thu mua bắp tại địa phương, chúng tôi được biết nhu cầu bắp lai thương phẩm rất ổn định và tăng dần trong những năm qua nên giá thu mua cũng ổn định ở mức cao. Dự kiến trong những năm tới, nhu cầu bắp tẻ (bắp đỏ) cho các thức ăn chăn nuôi, ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung sẽ còn tiếp tục tăng nên đầu ra cho cây bắp tẻ vẫn ở trong quỹ đạo giá tốt.

Hội thảo đầu bờ luân canh cây bắp vụ đông xuân của huyện Tam Nông là dịp để cán bộ Công ty TNHH Dekalb Việt Nam chuyển giao KHKT cho bà con nông dân, thông tin về xu hướng của nông nghiệp hiện đại thế giới và khả năng ứng dụng cây trồng sinh học tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để bà con đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa đông xuân sang trồng bắp lai trong những vụ mùa sau.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.