| Hotline: 0983.970.780

DN chế biến chè và cuộc chiến nguyên liệu

Thứ Hai 16/01/2012 , 10:43 (GMT+7)

Hiện cả nước có trên 450 cơ sở chế biến chè, năng lực đạt 1,5 triệu tấn chè búp tươi/năm, nhưng thực tế chỉ hoạt động hết 40% công suất thiết kế...

Hiện cả nước có trên 450 cơ sở chế biến chè, năng lực đạt 1,5 triệu tấn chè búp tươi/năm, nhưng thực tế chỉ hoạt động hết 40% công suất thiết kế do không có vùng nguyên liệu. Đây là nguyên nhân chính gây ra cảnh “mua tranh, bán cướp” nguyên liệu giữa các DN những năm qua.

ĂN XỔI

Tại Hội nghị đánh giá thực trạng SX, chế biến và tiêu thụ chè diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội, ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến NLTS & Nghề muối (Bộ NN-PTNT), cho biết năm 2011, diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với 2010, đạt xấp xỉ 130 ngàn ha, song diện tích cho thu hoạch tăng 1,4% nên sản lượng tăng 6,5%, đạt 888,6 ngàn tấn.

 Tuy nhiên, hiện giá chè Việt Nam vẫn thấp so với giá bình quân thế giới, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dưới dạng rời, dẫn tới thu nhập từ trồng chè chỉ từ 18 - 30 triệu đồng/ha, thậm chí có nơi như tỉnh Bắc Kạn thu nhập bình quân chỉ 13 - 17 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, các DN chế biến chè trong nước chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và thiết bị máy móc nâng cao năng suất, chất lượng, tư duy mua bán chộp giật còn phổ biến khiến thị trường chè những năm qua mất đi sự ổn định cần thiết.

Qua tổng hợp đánh giá, phân loại các cơ sở chế biến chè tại 10 tỉnh có diện tích chè lớn nhất do Cục Chế biến NLTS & Nghề muối tiến hành, số cơ sở có nhà xưởng, thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo ATVSTP chỉ chiếm 14%, các cơ sở tạm coi đạt tiêu chuẩn chiếm 50%, còn lại trên 30% cơ sở không đủ điều kiện SX và gần 4% cơ sở đã ngừng hoạt động do không có nguyên liệu ổn định.

 Do đó, các nhà máy buộc phải tranh mua nguyên liệu bằng mọi giá, bất chấp tiêu chuẩn để tồn tại. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam dù đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chỉ bằng một nửa giá bình quân thế giới.

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Đoàn Anh Tuân cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên bắt đầu xuất hiện từ năm 2005, khi Luật Doanh nghiệp ra đời, các địa phương cấp phép tràn lan cho các DN xây dựng nhà máy chế biến mà không cần điều kiện ràng buộc, không có chiến lược phát triển một cách hợp lý, đồng bộ. Từ đó, dẫn tới các DN chế biến chồng chéo vùng nguyên liệu của nhau, DN này dẫm chân lên DN kia để “mua tranh, bán cướp” chè búp tươi.

 “Có những địa phương trên cùng một xã có tới 11 nhà máy chế biến chè. Tổng công suất chế biến của 11 nhà máy vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu từ 2 - 4 lần thì tránh sao được tình trạng tranh nhau mua nguyên liệu”, ông Đoàn Anh Tuân bức xúc.

Đồng tình với ý kiến của ông Đoàn Anh Tuân, nhưng ông Nguyễn Hữu Tài - Phó TGĐ Tổng Cty Chè Việt Nam phân bua rằng: “Trên thực tế, nếu trồng ít các DN còn thuê được nhân công, nhưng trồng nhiều không DN nào đủ nguồn lực. Do trồng chè thời gian thu hồi vốn lâu, lợi nhuận ít nên có hàng trăm DN tham gia xuất khẩu, chế biến nhưng rất ít DN tham gia trồng chè. Chính vì hoạt động chỉ nhăm nhăm vào lợi nhuận tức thời nên vừa qua mới có tình trạng nhà máy chè ở Thái Nguyên lên tận Tuyên Quang mua nguyên liệu trong khi các cơ sở chế biến tại Tuyên Quang cũng đang thiếu nguyên liệu trầm trọng”.

GẮN DN CHẾ BIẾN VÀ NGƯỜI TRỒNG CHÈ

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Liên hoan trà quốc tế Thái Nguyên 2011, trong vòng 5 năm tới, ngành chè cần phấn đấu giữ ổn định diện tích trong ngưỡng 130 ngàn ha, năng suất 75 tạ/ha, sản lượng búp chè tươi 1,2 triệu tấn, chè khô 260 ngàn tấn, mức tăng trưởng 6%/năm; sản lượng xuất khẩu 200 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD. Đặc biệt, cố gắng nâng giá xuất khẩu chè của Việt Nam ngang bằng với giá thế giới là 2.200 USD/tấn và duy trì mức tăng trưởng 11%/năm.

Trong khi các DN trong nước quen “ăn xổi”, không chịu đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng ổn định với người trồng chè thì các DN 100% vốn Đài Loan, Nhật Bản hoặc liên doanh nước ngoài lại coi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu là trọng tâm để phát triển bền vững. Và trên thực tế, khi có vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng và giá trị chè thành phẩm của họ cao hơn rất nhiều so với các DN chế biến nội địa.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đề nghị ngành chè cần đẩy mạnh việc phát triển theo quy hoạch, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong SX, bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng, từng thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè theo hướng VietGAP. Song song với đó, tiến hành xây dựng các vườn nhân giống chè tại các địa phương vì hiện nay một mình Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc không thể cáng đáng hết. Đặc biệt, cần chú trọng vào cải tạo, thay thế giống mới với các vườn chè già cỗi, năng suất thấp, bình quân mỗi năm thay thế 10 ngàn ha.

Trong lĩnh vực chế biến, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa các sản phẩm trà, tập trung cải tạo nâng cấp lại các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại để làm ra những sản phẩm có giá trị cao. Hiệp hội Chè Việt Nam tiếp tục phải tổ chức lại ngành chè làm sao để gắn kết chặt chẽ hơn lợi ích giữa người trồng chè với các DN chế biến vì hiện nay thu nhập của người trồng chè vẫn rất thấp. Nếu thu nhập đảm bảo, chắc chắn người trồng chè sẽ SX ổn định và có trách nhiệm hơn.

Kinh nghiệm từ Cty Chè liên doanh Phú Đa (Phú Thọ) cho thấy, khi Cty ký hợp đồng giao khoán lâu dài đến từng hộ dân, hợp đồng quy định cụ thể chi tiết trách nhiệm, quyền lợi mỗi bên, thưởng phạt rõ ràng minh bạch, bám sát và điều chỉnh giá thu mua theo từng thời điểm, người lao động luôn yên tâm SX chè theo đúng quy trình của Cty, không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng bán phá giá thị trường khi có DN khác đến mời chào giá cao.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm