| Hotline: 0983.970.780

DN đồng loạt phản bác WWF

Chủ Nhật 05/12/2010 , 20:36 (GMT+7)

"Đây là sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng của WWF, và họ phải chịu trách nhiệm với sự nhầm lẫn đó." - Chủ tịch Hội Nghề cá VN Nguyễn Việt Thắng.

>> Sai lầm lớn của WWF !

Ông Nguyễn Văn Kịch – Giám đốc Cafatex (Hậu Giang):

Thông tin của WWF là phi thực tế

Quỹ WWF là một tổ chức phi chính phủ. Thông tin của họ không có tính cấm đoán, không có tính bắt buộc. Hành động của một số người trong tổ chức này đưa ra có chiều hướng làm theo nhóm lợi ích của người kinh doanh chứ không phải của người tiêu dùng. Việc họ đưa ra thông tin như trên là không xác thực, phi thực tế.

DN chúng tôi kịch liệt phản đối việc làm của WWF, bởi vì sau nhiều năm khẳng định được vị thế, sự thật con cá tra Việt Nam đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường của hơn 120 quốc gia với sản lượng 600.000 tấn/năm và giá trị đạt hơn 1 tỉ USD. Hàng triệu người đã sử dụng, ưa chuộng và thực tế chỉ có cá tốt, cá ngon mới đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng như vậy. 

Hoạt động SX ở vùng cá tra ĐBSCL đang chứng minh, từ qui trình nuôi trồng đến chế biến, từ nông trại cho tới bàn ăn đều đảm bảo sạch, an toàn. Chúng ta đã nuôi cá cải tiến theo qui trình công nghiệp, có kiểm soát chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo các chương trình quản lý chất lượng GlobalGAP, tiêu chuẩn HACCP...Thực tế đó không thể nói ngược, nói khác đi được.

Ông Diệp Hoàng Sơn, PGĐ Cty CP Thủy sản Gentraco (Cần Thơ):

 WWF đã bị chi phối

Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt ở trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của EU, Australia, Mỹ, Nhật Bản…Đây là bằng chứng hùng hồn nhất cho thấy cá tra Việt Nam được người tiêu dùng trên thế giới ưa thích, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của các quốc gia NK.

Do đó, việc WWF đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, chúng tôi cho đây là một quyết định thiếu cơ sở. Tôi nghĩ rằng tổ chức này đã bị chi phối bởi các hiệp hội của các quốc gia NK muốn bảo hộ sản phẩm nội địa sau khi sử dụng các hàng rào kỹ thuật và các chiến dịch bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam không hiệu quả. Tôi đề nghị Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (Vasep), Bộ NN-PTNT phản ánh lên WWF, đề nghị cải chính thông tin thiếu cơ sở này để không ảnh hưởng đến đời sống nông dân, các DN nuôi và chế biến cá tra.

Ông Nguyễn Văn Ký - TGĐ Công ty CP Thủy sản An Giang (Agifish):

Xây dựng hình ảnh cá tra thật tốt là cách trả lời hay nhất

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên bình tĩnh, vì đây cũng là một trò bôi xấu con cá tra mà chúng ta đã gặp nhiều lần. Global GAP hay các tiêu chuẩn nào chúng ta cũng đã có hết, như vậy WWF dựa vào đâu để đưa cá tra của chúng ta vào danh sách đỏ? Công ty Agifish chúng tôi không sợ cái danh sách này của WWF vì nó vô căn cứ.

 Tuy nhiên, về lâu về dài, để dập tắt những trò chơi xấu này, chúng ta cũng cần xem xét lại việc quy hoạch nuôi cá tra không chạy theo số lượng nữa mà tập trung vào chất lượng. Tập trung xây dựng được hình ảnh con cá tra của mình cho thật tốt là cách trả lời hay nhất.

Ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá VN:

WWF phải chịu trách nhiệm về sự nhầm lẫn nghiêm trọng này

Đây là sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng của WWF, và họ phải chịu trách nhiệm với sự nhầm lẫn đó. Trên dòng sông Mekong có một giống cá mà tên VN đặt là cá tra, nó có nhiều loài, trong đó có loài cá tra dầu (tên khoa học là Pangasianodon gigas). Đó là giống cá tra khổng lồ sống tự nhiên trên sông Mekong có thể nặng tới 300kg, loài cá tự nhiên này đang thưa thớt dần nên đưa vào Sách đỏ là hợp lý.

Còn con cá tra VN đang nuôi là cá tra Pangasiidae. Vì vậy, WWF dù cố tình hoặc vô ý nhưng đã làm cho người tiêu dùng trên thế giới hiểu nhầm là ở khu vực có dòng sông này chỉ có một loài cá tra thôi. Sự nhầm lẫn này rất tai hại, WWF phải chịu trách nhiệm. Hội Nghề cá VN đề nghị WWF cải chính ngay lập tức.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm