| Hotline: 0983.970.780

Đổ đất san lấp hành lang thoát lũ

Thứ Hai 24/03/2014 , 09:16 (GMT+7)

Lãnh đạo Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đã mạnh tay chỉ đạo đổ đất lấp lên hành lang thoát lũ của Sông Cầu dù chưa thông qua cơ quan quản lý đê điều.

Chưa hoàn thiện các thủ tục về đất đai và không thông qua cơ quan quản lý đê điều nhưng lãnh đạo Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ (Phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên) đã mạnh tay chỉ đạo đổ đất lấp lên hành lang thoát lũ của Sông Cầu.

Bỏ qua thủ tục

Việc đổ đất lấn sông mới được thực hiện gần đây. Diện tích do Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đổ lấp vào khoảng gần 3.000 m2. Có mặt tại hiện trường, ông Nguyễn Trường Thành (Phó chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và PCLB, Phó Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Nguyên) khẳng định, phần diện tích nói trên nằm trong hành lang an toàn thoát lũ của sông.

Tuy nhiên, cơ quan thường trực về quản lý đê điều là Chi cục thủy lợi Thái Nguyên lại chưa hề nhận được bất kể một công văn nào từ phía Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ. Trong trường hợp có lũ, việc đổ đất như vậy làm thu hẹp dòng chảy, dẫn tới việc đỉnh lũ dâng cao, đâm sang phía hạ lưu đối diện. Chắc chắn sẽ làm sói lở và phá hủy dòng chảy. “Rất nguy hiểm” - ông Thành nói.

Mặt khác, toàn bộ phần diện tích do Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đổ lấp lại nằm ngoài bờ rào của DN. Thực tế trên đã được cán bộ địa chính phường Quán Triều xác nhận khi đối chiếu với bản đồ địa chính phường. Thậm chí, phần diện tích trên cũng không hề nằm trong diện tích của giấy CNQSĐ mà công ty đang có. Như vậy, liệu có thêm hành vi vi phạm lấn chiếm đất công?

Ông Vũ Thái Sơn (Phó Giám đốc Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ) đã giải trình như sau: Thực hiện dự án mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy mới với nguồn vốn lên đến 300 tỷ đồng, Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ tiến hành đổ đất để lấy mặt bằng tập kết nguyên vật liệu. Phần diện tích do công ty đổ lấp hoàn toàn nằm trong ranh giới của công ty đã được cấp từ trước.

Tuy nhiên, phần diện tích trên lại không nằm trong giấy CNQSĐ cấp lại. Để đảm bảo tiến độ thực hiện mở rộng sản xuất đã được Tổng công ty và UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận, công ty vừa tiến hành đổ đất, mặt khác, sẽ sớm hoàn thiện thủ tục cấp giấy CNQSĐ bổ sung.

Như vậy, để xác định Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ có vi phạm lấn chiếm đất công hay không thì trách nhiệm, thẩm quyền phải là Sở TN-MT tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc đổ lấp lên hành lang an toàn thoát lũ khi chưa hoàn thiện các thủ tục quy định cả về đất đai cũng như không hề thông qua cơ quan quản lý đê điều khiến dư luận đặt nghi vấn: Liệu có động thái bật đèn xanh của chính quyền cơ sở để DN đẩy vụ việc vào tình thế “sự đã rồi”?.

Một trong những giải pháp được các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên phải tính đến là yêu cầu bốc xúc, giải tỏa toàn bộ diện tích đất đá thải mà Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đã đổ xuống, đảm bảo vệ sinh môi trường, trả lại an toàn hành lang thoát lũ của dòng sông.

Ông Trần Thanh Hải (Chủ tịch UBND phường Quan Triều) cho biết, khi phát hiện việc Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ đổ đất, xác định đó là việc làm sai phạm, UBND phường Quan Triều cũng đã lập biên bản sự việc, đồng thời báo cáo cơ quan chức năng cấp trên để có hướng giải quyết.

Ba điểm sai

Loại trừ các quy định liên quan đến Luật đất đai, ông Nguyễn Trường Thành (Phó chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và PCLB, Phó Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thái Nguyên) cho biết, thực tế việc đổ đất lấp lên hành lang an toàn thoát lũ của Sông Cầu tại khu vực nói trên đã vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Phòng chống lụt bão. Chi cục thủy lợi và PCLB tỉnh Thái Nguyên đã yêu cầu Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ dừng ngay việc đổ lấp đất. Chi cục sẽ báo cáo toàn bộ vụ việc với UBND tỉnh Thái Nguyên và tham mưu việc xử lý.

Ngoài vi phạm Pháp lệnh Phòng chống lụt bão khi đổ đất lên hành lang thoát lũ, ông Lê Hải Bằng (Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm - Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Nguyên) cho rằng, Công ty CP giấy Hoàng Văn Thụ còn sai ở 2 nội dung khác. Đó là chưa thông qua cơ quan bảo vệ môi trường về dự án mở rộng, xây dựng nhà máy nhưng công ty đã tiến hành xây dựng dây truyền.

Thực tế, tại thời điểm kiểm tra, công ty cũng chưa có phương án đánh giá tác động môi trường đối với dự án nói trên. Điểm sai thứ 2 là, công ty cũng không hề thông qua cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường nhưng đã tự ý đổ đất đá thải ra môi trường. Với những sai phạm như vậy, Chi cục Bảo vệ môi trường Thái Nguyên đã lập biên bản sự việc, tham mưu, báo cáo cơ quan cấp trên để sớm đưa ra hướng xử lý vụ việc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.