| Hotline: 0983.970.780

"Đỡ đầu" cánh đồng lớn

Thứ Hai 30/03/2015 , 09:44 (GMT+7)

Năm 2014, toàn tỉnh Kiên Giang thực hiện được gần 10.000 ha cánh đồng lớn (CĐL), trong đó hơn 60% diện tích là do các doanh nghiệp (DN) "đỡ đầu".

Ví dụ như hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp vật tư đầu vào và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân, còn lại do Trung tâm KN-KN tỉnh liên kết với DN thực hiện.

Th.S Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, trung tâm được Sở NN-PTNT giao nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện CĐL.

Theo đó, trung tâm vừa trực tiếp hỗ trợ bà con thực hiện vừa là cầu nối liên kết giữa DN với HTX và nông dân. Năm qua, toàn tỉnh thực hiện được 9.833 ha CĐL, trong đó trung tâm thực hiện được 3.678 ha, chiếm khoảng 39% diện tích, còn lại là các DN gồm: Cty CP BVTV An Giang, Cty Trung An, Cty Nông nghiệp Phan Minh, Cty ADC, Cty Vinaku An Giang và Cty TNHH Lương thực Vĩnh Lộc.

Địa bàn thực hiện CĐL ở hầu hết các huyện trọng điểm về SX lúa của tỉnh như: Tân Hiệp, Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, An Biên, U Minh Thượng, Giồng Riềng, An Minh, Giang Thành và Vĩnh Thuận. Nông dân tham gia CĐL được khuyến nông cơ sở và cán bộ kỹ thuật của các DN tập huấn về quy trình canh tác lúa theo hướng VietGAP, cách ghi chép sổ tay SX và tính toán hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, còn được trung tâm hỗ trợ tiền chênh lệch mua lúa giống cấp xác nhận so với lúa thường là 4.000 đ/kg và chi phí vận chuyển 300 đ/kg. Hỗ trợ một phần chi phí phân bón với mức 600.000 đ/ha, Trung tâm ký hợp đồng với các Cty cung cấp vật tư trực tiếp cho nông dân với giá ưu đãi (thấp hơn giá thị trường do không phải qua khâu trung gian đại lý).

Ông Nguyễn Thanh Nhàn ở xã Vĩnh Phước B, Gò Quao có 2 ha tham gia CĐL vui mừng cho biết: “Qua các đợt tập huấn kỹ thuật đã giúp nông dân thay đổi thói quen SX, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào đồng ruộng.

"Lợi nhuận của nông dân tăng lên rõ rệt, trung bình hiệu quả kinh tế trong CĐL vụ HT là 15 triệu đ/ha, cao hơn bên ngoài 4 triệu đ/ha; vụ ĐX đạt 21,7 triệu đ/ha, cao hơn đối chứng 3,6 triệu đ/ha. Không chỉ vậy, từ những CĐL còn hình thành vùng SX tập trung, sản phẩm làm ra có chất số lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường", Th.S Hoàng Trung Kiên, GĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang.

Việc sạ thưa, bón phân cân đối, phòng trừ dịch hại tổng hợp và tưới nước tiếp kiệm… đã giúp nông dân giảm chí phí khoảng 2 triệu đồng/ha, hạ giá thành tới 500 đ/kg.

Đến khi thu hoạch được Cty CP BVTV An Giang đến tại ruộng thu mua với giá cao hơn thị trường 200 - 300 đ/kg, tùy chất lượng lúa. Nhờ đó mà lợi nhuận đạt khá cao, tăng thêm gần 4 triệu đ/ha so với đối chứng, nông dân ai cũng phấn khởi”.

Hầu hết các CĐL tại Kiên Giang đều có DN đỡ đầu bằng việc cung cấp vật tư đầu vào với giá ưu đãi hoặc ký kết hợp đồng bao tiêu cho nông dân.

Trong năm qua, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã phối hợp với các đơn vị để cung ứng giống, vật tư đầu vào như: Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang (cung cấp lúa giống), Cty Hóa nông Hợp Trí, Cty Dasco (Đồng Tháp), Cty TNHH Thanh Xuân… cung ứng phân bón hữu cơ vi sinh.

Về bao tiêu, tại CĐL ở HTX kênh 7B, huyện Tân Hiệp, được Cty Nông nghiệp Phan Minh thu mua lúa cho nông dân với giá cao hơn thị trường từ 100 - 200 đ/kg. Cty Vinaku An Giang thu mua 120 ha lúa Nhật tại CĐL ở xã Vĩnh Phú, Giang Thành cho nông dân…

Theo ông Kiên, hầu hết nông dân tham gia CĐL đều thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật như việc sạ thưa, đảm bảo mật độ, xuống giống đồng loạt theo lịch thời vụ của địa phương.

Cán bộ kỹ thuật và nông dân thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra dịch hại lớn, giảm được số lần phun thuốc từ 2 - 3 lần so với ngoài cánh đồng. Năng suất lúa trung bình trong các CĐL vụ HT đạt 5,9 tấn/ha, vụ ĐX đạt 7,34 tấn/ha, tăng từ 4 - 7% so với bên ngoài. Đặc biệt, tại CĐL ở HTX kênh 7B đạt năng suất cao nhất lên đến 8,2 tấn/ha (vụ ĐX 2014-2015).

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất